Tuyển sinh ĐH-CĐ: Công khai đỗ oan, trượt oan

Đã từng xảy ra việc chấm thi trượt thành đỗ, đỗ thành trượt những năm trước ngành GD-ĐT không công khai được kết quả, vì chấm thẩm định quá muộn, thí sinh trúng tuyển rồi lại báo không trúng tuyển. Năm nay, chủ trương mới của ngành GD-ĐT- chấm thẩm định 5% số lượng bài thi tuyển sinh - sẽ được công bố sớm để giữ được sự công bằng của kỳ thi.

Ông Phạm Ngọc Trúc Phó Chánh Thanh tra, Bộ GD-ĐT trả lời báo Tiền Phong về vấn đề này.

Xin ông cho biết kỳ thi tuyển sinh năm 2013 sẽ được thanh tra như thế nào?

Chúng tôi sẽ đổi mới phương pháp thanh tra: Lưu động và không báo trước, nếu nơi nào thấy có sai phạm, thiếu sót hoặc không ổn, sẽ có thể thanh tra lại. Ngành GD-ĐT sẽ thành lập các đoàn thanh tra lưu động kết hợp với các đoàn kiểm tra của ban chỉ đạo thi. Đối với công tác chấm thi, điểm mới của năm nay là chấm kiểm tra 5%.

Tuyển sinh ĐH-CĐ: Công khai đỗ oan, trượt oan - 1

Thí sinh mùa thi 2013. Ảnh: Hồ Thu

Hiệu quả của việc chấm kiểm tra 5% đến đâu?

Năm nay sẽ chấm thanh tra sớm hơn và xử lý sớm các trường hợp sai phạm trước khi gọi thí sinh trúng tuyển vào ĐH. 

Ông Phạm Ngọc Trúc
Phó Chánh Thanh tra,
Bộ GD-ĐT

Thực chất, với bậc THPT, việc chấm 5% bài thi tốt nghiệp vẫn diễn ra từ trước đến nay. Thường, có thể do mỏi mệt, giám khảo cộng nhầm, cộng sai; cũng có thể do giám khảo không đảm bảo chất lượng và được yêu cầu điều chỉnh ngay. Với thi tuyển sinh đại học, chấm 5% năm nay là hoàn toàn mới.

Năm nay, Bộ GD-ĐT sẽ lưu ý một số nơi từng chấm không chính xác hoặc những nơi năm ngoái chấm có vấn đề. Những nơi có vấn đề nhưng chưa đến mức không được chấm, Bộ GD-ĐT yêu cầu hợp đồng chấm. Nếu đội ngũ chấm phải thuê nhiều ở ngoài, không quản lý được hoặc khó quản lý sẽ được tăng cường thanh tra; nếu thấy có dấu hiệu chấm không đảm bảo sẽ chấm thẩm định. Và năm nay chấm thẩm định sẽ được công bố công khai.

Vì sao trước đây Bộ GD-ĐT không công khai được kết quả chấm kiểm tra?

Năm ngoái không công khai được, vì chấm thẩm định muộn. Có những vấn đề không xử lý được: Những thí sinh được chấm vống lên sẽ xử lý thế nào vì chưa có cơ sở để khẳng định các thí sinh này tiêu cực (chẳng qua nhà trường chủ trương chung chấm nới); thí sinh trúng tuyển rồi lại báo không trúng tuyển thì vấn đề lại trở thành vấn đề xã hội… Và điều quan trọng là học sinh không có lỗi nên ngành chủ trương không xử lý học sinh mà chỉ xử lý cán hộ.

Vậy năm nay những trường hợp đỗ oan hoặc trượt oan sẽ được xử lý thế nào?

Năm nay sẽ chấm thanh tra sớm hơn và xử lý sớm các trường hợp sai phạm trước khi gọi thí sinh trúng tuyển vào ĐH.

Hàng năm đều có những trường gọi thí sinh vượt chỉ tiêu, có nơi vượt đến cả 200%, năm nay thanh tra sẽ xử lý những trường hợp này như thế nào?

Năm nay ngành sẽ kiểm tra kỹ. Nếu trường nào có gian khai trong việc xác định chỉ tiêu so với các tiêu chí về đội ngũ hoặc cơ sở vật chất sẽ xử lý bằng cách cảnh cáo hiệu trưởng, khấu trừ chỉ tiêu của năm tiếp theo nếu vượt ít; nếu vượt nhiều thì năm tới sẽ giao chỉ tiêu hạn chế -chỉ phân cho chỉ tiêu tối thiểu để đảm bảo duy trì đội ngũ, ngành nghề…

Theo dư luận phản ánh, kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, việc này có vẻ như trở nên hình thức khi mà thanh tra Bộ đến nơi thì Sở GD-ĐT ra đón tiếp. Có vẻ như việc thanh tra không mấy bất ngờ. Ông giải thích thế nào về hiện tượng này?

Chuyện tỉnh biết Bộ về thanh tra không có gì đáng ngại. Việc thanh tra chỉ cần bí mật với hội đồng thi. Một tỉnh có 40 hội đồng, nếu tỉnh thông báo có thanh tra tới thì cả 40 hội đồng sẽ cố gắng làm tốt; còn hơn đến 1 nơi, 39 nơi khác không làm tốt mà mình cũng không biết!

Theo Hồ Thu (Tiền Phong)

Tra cứu ĐIỂM THI – ĐIỂM CHUẨN ĐH-CĐ nhanh nhất tại diemthi.24h.com.vn

Nhắn tin để nhận Đáp án đề thi đại học năm 2013 ngay khi có kết thúc giờ thi,
soạn tin: DADH [MãKhối] [MãMôn] [MãĐề] gửi 8702

Ví dụ: Bạn vừa thi xong môn Hóa khối A mã đề là 125, soạn tin:
DADH A HOA 125 gửi 8702
(Để xem chi tiết bấm đây)

Chia sẻ
Gửi góp ý
Điểm thi đại học năm 2018 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN