Tuyển sinh đầu cấp, lo quá tải

Bắt đầu từ giữa tháng 6, Hà Nội sẽ tuyển sinh các lớp đầu cấp (mầm non, lớp 1, lớp 6) năm học 2017-2018 bằng hình thức trực tuyến. Hai tuần đầu tháng 7 sẽ tuyển sinh bằng hình thức trực tiếp. Và nỗi lo thường trực không đủ chỗ học cho học sinh lại bắt đầu…

Tuyển sinh đầu cấp, lo quá tải - 1

Lo thiếu chỗ học cho học sinh. Ảnh: Nghiêm Huê.

Cấp nào cũng thiếu

Năm học 2017-2018, tình trạng quá tải được dự đoán sẽ xảy ra ở một số  địa phương tập trung nhiều chung cư, đô thị mới hoặc các khu công nghiêp lớn. Bà Phạm Thị Thu Huyền, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì cho biết năm học tới, riêng khối mầm non, huyện Thanh Trì tăng 6.632 trẻ, tiểu học tăng hơn 500 học sinh với  năm học trước. Đặc biệt là tình trạng quá tải cục bộ bậc tiểu học tại một số xã thuộc khu đô thị Tả Thanh Oai. Trường tiểu học Tả Thanh Oai chỉ có 12 lớp 1 nhưng thống kê có tới 913 học sinh thuộc diện KT1 (có hộ khẩu thường trú), KT2 (hộ khẩu thường trú quận huyện khác nhưng đang cư trú thực tế tại địa bàn). Tính trung bình sẽ có hơn... 80 học sinh/lớp.

Bà Đinh Thị Thu Hương,  Phó Chủ tịch UBND quận Long Biên cho biết, hiện trong số 19 trường THCS trên địa bàn quận thì có 18 trường công lập, 1 trường dân lập. Năm học mới, dự kiến số học sinh vào lớp 6 tăng hơn 1.000 so với năm học trước. Sĩ số bình quân là 41 học sinh/lớp và chiếu theo chuẩn quy định, quận này sẽ thiếu 23 phòng học. Với khối tiểu học, quận có hơn 27.000 học sinh, tăng 995 học sinh, bình quân gần 43 học sinh/lớp,  thiếu 5 phòng học.

Trong khi đó, tại huyện Thường Tín, bà Lê Thị Liễu, phó Chủ tịch UBND huyện cho biết tuyển sinh vào lớp 10 của huyện sắp tới sẽ rất căng. “Toàn huyện có 3.214 học sinh lớp 9 sắp tốt nghiệp, chưa kể số thí sinh tự do. Nhưng chỉ tiêu vào lớp 10 đối với 5 trường THPT công lập là 2.230 chỉ tiêu. Trong khi đó, huyện chỉ có một chi nhánh của một trường THPT ngoài công lập, một trung tâm giáo dục thường xuyên. Hai cơ sở này chỉ “gánh thêm” khoảng 300 học sinh nữa”- bà Liễu cho hay. Tuy nhiên, bất cập mà bà Liễu đưa ra đó là hàng năm, 5 trường THPT của Thường Tín phải nhận khoảng 300 học sinh từ các địa phương khác đến học do quy định “tràn tuyến” của Sở GD&ĐT. Trong khi đó, số học sinh này phần lớn chỉ học xong một học kỳ lại chuyển đi nơi khác. Còn học sinh của Thường Tín lại phải sang Hà Nam học.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, công tác điều tra, rà soát dân số  để phân tuyến, tránh quá tải cục bộ là rất quan trọng. Như trường hợp của Tả Thanh Oai thì cần phân tuyến bớt sang các địa bàn lân cận. Ngoài ra, khi đăng ký xét tuyển trực tuyến, hệ thống sẽ tự động ưu tiên đối tượng KT1, còn chỉ tiêu mới tuyển tiếp KT2, KT3.

Đối với tuyển sinh vào lớp 10, ông Độ cho hay kỳ thi này diễn ra trước kỳ thi THPT quốc gia và có sức cạnh tranh lớn. Theo phân luồng của thành phố thì chỉ có 60% học sinh được vào học các trường THPT công lập, 40% còn lại học các loại hình khác trong đó có cả học nghề. Các quận huyện khó khăn có ít trường tư thục, thì tỷ lệ này là 77-80%. Số lượng còn lại học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc học nghề.  “Áp theo quy định này thì Thường Tín cũng đã có trên 70% học sinh tốt nghiệp THCS được vào học các trường THPT. Số còn lại phải phân luồng để các em lựa chọn học nghề hoặc các hình thức đào tạo khác” - ông Độ nhấn mạnh.

Nghiêm cấm thi tuyển vào lớp 1, lớp 6

Từ năm học 2016-2017, Hà Nội đã áp dụng hình thức đăng ký tuyển sinh trực tuyến để tạo thuận lợi cho phụ huynh. Tuy nhiên, kết quả năm đầu tiên thực hiện có một số bất ngờ. Ông Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết một số nơi như Mỹ Đức, Ba Vì, Phú Xuyên... có tỷ lệ đăng ký trực tuyến trên 80%. Trong khi đó các quận nội thành có ưu thế về CNTT như Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng... lại chỉ đạt chưa đầy 30%. Cá biệt một số huyện như: Hoài Đức, Mê Linh, Ứng Hòa... có trường không có một hồ sơ đăng ký trực tuyến nào. Các trường ở đây vẫn thực hiện xét tuyển trực tiếp, nhập dữ liệu bằng tay.

Để chuẩn bị cho năm học mới 2017-2018, Hà Nội sẽ đẩy mạnh hình thức đăng ký xét tuyển trực tuyến này. Theo đó, thời gian tuyển sinh trực tuyến với lớp 1 diễn ra từ ngày 15/6 đến 18/6; mầm non từ ngày 19/6 đến 22/6; trung học cơ sở từ ngày 23/6 đến 26/6; thời gian tuyển sinh trực tiếp từ ngày 1/7 đến 15/7. Ông Nguyễn Hữu Độ, cho biết, hiện mỗi học sinh đầu cấp được cấp một mã tuyển sinh. Sau khi được duyệt kế hoạch tuyển sinh, các trường sẽ đăng tải đầy đủ các thông tin tuyển sinh trên trang web của UBND quận huyện và của nhà trường để phụ huynh nắm bắt được các bước đăng ký tuyển sinh trực tuyến.

Năm học 2017-2018, Hà Nội áp dụng chung một phương thức là xét tuyển để tuyển sinh học sinh vào lớp 1, lớp 6. Ông Phạm Văn Đại, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội khẳng định, các đơn vị không được áp dụng bất cứ phương thức nào khác để tuyển sinh. Nếu nhà trường có số lượng học sinh đăng ký vào học lớp 1 hoặc lớp 6 nhiều hơn so với chỉ tiêu thì căn cứ vào các quy định hiện hành để xây dựng phương án tuyển sinh phù hợp, trình Phòng GD&ĐT và UBND quận, huyện, thị xã, báo cáo Sở GD&ĐT xem xét phê duyệt. Sở GD&ĐT nghiêm cấm các nhà trường tổ chức thi để tuyển sinh.

Đặc biệt là tình trạng quá tải cục bộ bậc tiểu học tại một số xã thuộc khu đô thị Tả Thanh Oai. Trường tiểu học Tả Thanh Oai chỉ có 12 lớp 1 nhưng thống kê có tới 913 học sinh thuộc diện KT1 (có hộ khẩu thường trú), KT2 (hộ khẩu thường trú quận huyện khác nhưng đang cư trú thực tế tại địa bàn). Tính trung bình sẽ có hơn… 80 học sinh/lớp. 

Đón xem đề thi thử THPT mới nhất 2017 cùng những mẹo mùa thi hữu ích cho các sĩ tử và thư giãn sau mỗi buổi học bằng những truyện cười mùa thi vô cùng thú vị được cập nhật thường xuyên tại DIEMTHI.24H.COM.VN.

Tỉ lệ “chọi” vào lớp 1 căng hơn đại học

Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, năm học 2017-2018, Hà Nội tiếp tục áp dụng hình thức trực tuyến vào các lớp mầm non 5 tuổi, lớp...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nghiêm Huê (Tiền Phong)
Tuyển sinh lớp 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN