Tết Việt, nhớ thầy đồ xưa

Sự kiện: Giáo dục

Xin chữ ngày Tết là nét văn hóa đặc trưng của người Việt mỗi độ Tết đến xuân về. Nét đẹp văn hóa ấy vẫn được gìn giữ và trân trọng cho đến ngày nay. Qua năm tháng, thầy đồ nay đã hiện đại hơn, định hình phong cách riêng qua từng nét chữ.

Theo tín ngưỡng dân gian người Việt, xin chữ đầu năm mới là chuyện quan trọng của mỗi gia đình, mọi sự trong năm thuận lợi đều nhờ vào chữ đầu năm. Thầy đồ ngày xưa vì thế mà rất được trọng vọng, những gia đình có tiền thì mời thầy về tận nhà để dạy chữ cho con cái, những nhà bình thường thì gửi con đến nhà thầy, ngày lễ ngày tết phải sang tết thầy.

Tết Việt, nhớ thầy đồ xưa - 1

Không chỉ dùng chất liệu giấy, thầy đồ ngày nay còn chấp bút trên chất liệu sứ

Sau này, việc cho chữ ngày tết của thầy đồ đã được thương mại hóa, có thể nói ít trang trọng hơn. Nhưng vẫn giữ được nét đẹp vốn có của tục cho chữ, thể hiện qua sự phóng túng trong ý tưởng, cẩn trọng trong việc bồi giấy chọn bút của mỗi thầy đồ.

Tết Việt, nhớ thầy đồ xưa - 2

Câu chữ cũng đa dạng hơn, chữ quốc ngữ viết theo lối thư pháp

Tết Việt, nhớ thầy đồ xưa - 3

Những chữ ngắn như Phúc, Lộc, Thọ, An Khang, Thịnh Vượng, Cát Tường, Như Ý...được viết lên bao lì xì

Tết Việt, nhớ thầy đồ xưa - 4

Thầy đồ không chỉ cho chữ, còn hỗ trợ nhiệt tình chụp ảnh lưu niệm cùng du khách tham quan

Tết Việt, nhớ thầy đồ xưa - 5

Thậm chí, khách không cần đến tận nơi xin chữ, chỉ cần nhắn tin cho thầy đồ sẽ được "shipper" mang tranh qua tận nhà.

Tết Việt, nhớ thầy đồ xưa - 6

Không chỉ có thầy đồ, có một số "bà đồ" trẻ trung cùng múa bút phục vụ nhu cầu của khách xin chữ với phong cách độc đáo.

Tết Việt, nhớ thầy đồ xưa - 7

Thầy đồ sẽ cho chữ khi nhìn thấy thần sắc của từng người

Tết Việt, nhớ thầy đồ xưa - 8

Chị Kim Phượng đã cho chữ được 3 năm nay, với chị, thầy đồ ngày xưa mộc mạc, chân chất hơn bây giờ. Nhưng cả hai thời đại đều có điểm chung là niềm đam mê với bộ môn nghệ thuật độc đáo này.

Tết Việt, nhớ thầy đồ xưa - 9

Không chỉ dùng mực đơn thuần cho thư pháp, các thầy đồ ngày nay còn cải tiến, sử dụng nhiều lại sơn màu để viết

Tết Việt, nhớ thầy đồ xưa - 10

Không gò bó trong phóng cách ăn mặc, áo dài khăn đóng mới là thầy đồ. Nhiều thầy đồ chọn áo sơ mi và quần tây cho thoải mái.

Thầy đồ cho chữ ngày Tết vẫn là một món ăn tinh thần không thể thiếu với người dân Việt, cần được phát huy và gìn giữ. Hằng năm, phố thầy đồ xung quanh Nhà Văn hóa Thanh niên TP HCM có thể coi là một "đặc sản" của Tết Sài Gòn.

Nguồn: [Link nguồn]

Nguồn gốc ý nghĩa của phong tục lì xì ngày Tết mọi người cần biết

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trần Hữu Sơn, phong tục lì xì ngày Tết bắt nguồn từ một sự tích.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Thuận ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN