Sự khác biệt giữa trẻ bị cấm sử dụng điện thoại và trẻ được phép sử dụng khi lớn lên là gì?

Sự kiện: Dạy con

Trẻ dùng điện thoại hay không được dùng điện thoại đều có những ưu và nhược điểm trong mỗi trường hợp, điều quan trọng là cha mẹ cần biết quản lý tần suất con mình sử dụng các thiết bị điện tử này.

Vào một buổi chiều nọ, Anna và Mary ở Mỹ ra ghế đá công viên trò chuyện. Anna lấy điện thoại ra, chia sẻ một trò chơi mình mới chơi gần đây. Trong khi đó, Mary lắc đầu, tỏ ý rằng không quen với trò chơi đó.

Anna ngạc nhiên hỏi: “Bạn chưa bao giờ chơi game trên điện thoại à”.

Mary mỉm cười đáp: “Khi còn nhỏ, cha mẹ không cho mình chơi thứ này”.

Đoạn hội thoại này đã khơi dậy cuộc thảo luận của Anna và Mary về tác động của những trải nghiệm thời thơ ấu đối với việc hình thành nhân cách và thói quen khi trưởng thành.

Với sự phát triển của công nghệ, điện thoại di động đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người hiện đại. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh cãi về việc có nên cho phép trẻ em dùng điện thoại hay không.

Rốt cuộc có sự khác biệt nào giữa trẻ bị cấm dùng điện thoại từ nhỏ và trẻ được phép dùng khi lớn lên?

1. Trẻ bị cấm chơi điện thoại từ nhỏ

Khi trẻ bị cấm chơi điện thoại, đương nhiên chúng có nhiều thời gian và cơ hội để tiếp xúc hơn với thế giới thực.

Trẻ có thể thích các hoạt động ngoài trời hơn như đi bộ, chơi bóng đá, bơi lội… Những hoạt động này không chỉ giúp rèn luyện sức khỏe mà còn trau dồi tinh thần đồng đội và các kỹ năng xã hội của trẻ. 

Sự khác biệt giữa trẻ bị cấm sử dụng điện thoại và trẻ được phép sử dụng khi lớn lên là gì? - 1

Ngoài ra, khi không bị phân tâm bởi trò chơi trên điện thoại, trẻ có thể dành nhiều thời gian hơn để đọc sách, vẽ hoặc thực hiện các hoạt động giải trí hữu ích khác, giúp nuôi dưỡng khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng.

Những đứa trẻ bị cấm sử dụng điện thoại từ khi còn nhỏ có thể coi trọng sự tương tác trực tiếp giữa con người với nhau hơn. Chơi đùa với bạn bè và tham gia nhiều hoạt động xã hội khác nhau có thể trở thành thói quen hằng ngày của trẻ.

Những trải nghiệm này có thể giúp trẻ hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa con người với nhau và học cách giao tiếp cũng như giải quyết xung đột. Ngoài ra, họ có thể kiên nhẫn hơn vì không có điện thoại di động, họ đã học cách chờ đợi và tận hưởng khoảnh khắc.

Tuy nhiên, khi những đứa trẻ này bước vào môi trường làm việc hoặc cần sử dụng công nghệ, các em có thể phải đối mặt với một số thách thức. Trẻ có thể cần thêm thời gian để thích ứng với công nghệ mới và học cách sử dụng điện thoại di động cũng như các công cụ kỹ thuật số khác một cách hiệu quả. 

2. Trẻ được phép chơi điện thoại di động từ nhỏ

Trẻ được phép dùng điện thoại có thể được tiếp xúc với công nghệ kỹ thuật số sớm hơn. Trẻ có thể học cách sử dụng các ứng dụng khác nhau sớm hơn, điều này ở một mức độ nào đó giúp phát triển kỹ năng tư duy logic và hiểu biết về kỹ thuật số của trẻ. 

Trò chơi di động cũng có khả năng phát triển khả năng chú ý, tốc độ phản ứng và kỹ năng tư duy chiến lược.

Sự khác biệt giữa trẻ bị cấm sử dụng điện thoại và trẻ được phép sử dụng khi lớn lên là gì? - 2

Tuy nhiên, việc phụ thuộc quá nhiều vào điện thoại có thể dẫn đến thiếu sự tương tác thực sự giữa con người với nhau, điều này có thể ảnh hưởng đến kỹ năng xã hội và khả năng làm việc theo nhóm của trẻ.

Mặt khác, trẻ em được phép chơi điện thoại có thể thích ứng dễ dàng hơn với những thay đổi công nghệ. Trẻ đã sử dụng những công cụ này từ khi còn nhỏ nên việc sử dụng chúng ở trường và nơi làm việc có thể trở nên dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, do quá phụ thuộc vào điện thoại di động nên trẻ có thể bỏ bê những kỹ năng sống quan trọng khác. Ví dụ, vì trẻ đã quen với giao tiếp kỹ thuật số nên có thể cảm thấy không thoải mái hoặc thiếu tự tin khi tương tác trực tiếp.

Ngoài ra, mạng xã hội và trò chơi trên điện thoại di động có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của trẻ em. Việc sử dụng quá nhiều mạng xã hội có thể dẫn đến lo lắng, trầm cảm và các vấn đề về lòng tự trọng. Trẻ em có thể trở nên quan tâm quá mức đến những gì người khác nghĩ về mình hoặc đưa ra những so sánh không lành mạnh với người khác.

Chơi game di động trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng lệ thuộc và ảnh hưởng đến việc học tập cũng như cuộc sống của trẻ.

Cha mẹ cần chú ý gì khi cho trẻ dùng điện thoại?

Tùy theo từng đứa trẻ sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khi chúng lớn lên như môi trường gia đình, phương pháp giáo dục, vòng tròn bạn bè… đều có thể tác động quan trọng đến sự phát triển của trẻ thay vì chỉ có thói quen dùng điện thoại.

Sự khác biệt giữa trẻ bị cấm sử dụng điện thoại và trẻ được phép sử dụng khi lớn lên là gì? - 3

Có một điều chắc chắn đó là việc sử dụng điện thoại di động quá mức sẽ gây tác động tiêu cực với trẻ. 

Ví dụ, nhìn chằm chằm vào màn hình trong thời gian dài có thể dẫn đến giảm thị lực, chơi game trên thiết bị di động liên tục có thể khiến trẻ lười vận động, dẫn đến các vấn đề về sức khỏe thể chất.

Ngoài ra, việc phụ thuộc quá nhiều vào điện thoại di động cũng có thể khiến trẻ thiếu sự tương tác thực sự giữa con người với nhau, làm giảm các kỹ năng xã hội của trẻ.

Vì vậy, cha mẹ nên cân nhắc ưu và nhược điểm khi quyết định có cho con chơi điện thoại di động hay không. Nếu chọn cho con chơi điện thoại di động, bạn cũng nên đặt ra một số quy tắc, chẳng hạn như giới hạn thời gian sử dụng điện thoại và khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời.

Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ phát triển nhanh chóng, điện thoại chỉ là một trong nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. 

Trong cả 2 trường hợp, chìa khóa chính là sự cân bằng. Cha mẹ nên khuyến khích con tương tác với thế giới thực đồng thời cho phép con sử dụng điện thoại di động một cách có chừng mực. 

Bằng cách này, trẻ em không chỉ được hưởng lợi từ công nghệ mà còn phát triển khả năng tương tác với mọi người, giải quyết vấn đề và đương đầu với thử thách. Trong xã hội đang phát triển nhanh chóng này, điều quan trọng là tạo ra một môi trường phát triển lành mạnh và đầy đủ cho trẻ em.

Nguồn: [Link nguồn]

Phản ứng của bạn là gì nếu con nói: “Mẹ ơi, lấy cho con ly nước?”

Khi con cái yêu cầu cha mẹ làm việc gì đó cho mình ngay lập tức, phản ứng của mọi người thường rơi vào 2 trường hợp.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo NHẬT DƯƠNG (Theo Sohu) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN