Sẽ thật nguy nếu giáo dục cứ mãi bắt đầu từ “quyền lực“

Sự kiện: Giáo dục

Vì một chữ "SỢ" mà không ít học sinh Việt Nam đang phải làm những điều mà chúng không thích bởi trên đầu chúng đang lơ lửng một quả tạ mang tên "QUYỀN LỰC".

Tôi không nói đến chữ "quyền" theo nghĩa quyền lợi, cũng không bàn về chữ quyền theo Thông tư điều lệ về quyền của giáo viên trong nhà trường phổ thông, mà tôi muốn bàn đến chữ "Quyền" một chữ quyền vô hình, không có bất cứ văn bản hay thông tư hướng dẫn nào về nó cả.

Thứ "quyền", một "di sản" được truyền nối từ lịch sử, một sản phẩm của nền giáo dục nho học, thứ quyền lực được bắt nguồn từ chính tư duy: "Nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Cứ như thế nó ăn sâu bám rễ vào tâm thức của không ít người Việt Nam trong đó có những nhà giáo. Và chính nó đã góp phần làm cho xã hội thiếu lành mạnh và thiếu sự công bằng.

Sẽ thật nguy hiểm nếu giáo dục cứ mãi bắt đầu bởi từ "quyền lực", giáo viên đến trường có trong tay "quyền lực" còn học sinh tới lớp với tâm thức "sợ". Giáo viên thì tìm mọi cách phát huy chữ "quyền" để làm học sinh "sợ" còn học sinh thì thực hiện mọi việc vì sợ "quyền lực" của giáo viên.

Sẽ thật nguy nếu giáo dục cứ mãi bắt đầu từ “quyền lực“ - 1

Tác giả - cô giáo Phương Thảo bên các trẻ vùng cao ở Tà Xùa. Ảnh: Tác giả cung cấp

"Con nhà chị ở nhà thế thôi chứ tới trường sợ cô bằng phép"...những mẩu chuyện như thế này của các bà mẹ khi có con tới trường đã chẳng còn xa lạ ở giáo dục Việt Nam.

Liệu đây có thực sự là 1 thành công của giáo dục?

Không ít giáo viên đang hàng ngày cố gắng nỗ lực tạo ra cho mình vẻ bề ngoài lạnh lùng để phát huy cái quyền uy của mình với mục đích để học sinh "sợ" mình. Không ít giáo viên bên ngoài lớp đang nói cười vui vẻ với đồng nghiệp nhưng khi bước chân vào lớp lại mang khuôn mặt đằng đằng sát khi? (Bản thân tôi cũng đã từng đôi lần như thế). Tại sao? Tại sao chúng ta phải làm thế?

Cùng là NGƯỜI, nhưng chúng ta lại đang tìm mọi cách để NGƯỜI sợ mình, đáng lẽ chúng ta phải tìm mọi cách để gần gũi để chúng thực sự coi mình như người hướng dẫn, người đồng hành trên mỗi bước đường chúng đi. (Bởi với khối kiến thức cứng nhắc bị bó gọn trong SGK kia thì chúng còn cần hơn thế rất nhiều) hay phải chăng giáo viên chúng ta đang tự coi mình là khác biệt.

Tôi đã từng đặt câu hỏi với nhiều học sinh của mình: "Con làm bài tập vì con yêu thích hay vì sợ bị thầy cô, bố mẹ mắng.." "Ở nhà con làm việc nhà vì tự nguyện, vì thấy cần thiết phải làm hay vì sợ ..." và nhiều câu hỏi tương tự khác. Kết quả tôi nhận được của phần lớn học sinh là vì: SỢ.

Vâng, vì một chữ "SỢ" mà không ít học sinh Việt Nam đang phải làm những điều mà chúng không thích bởi trên đầu chúng đang lơ lửng một quả tạ mang tên "QUYỀN LỰC".

Hãy thử nghĩ đến một ngày nào đó những đứa trẻ được thoát khỏi cái án "QUYỀN LỰC " ấy chúng sẽ như thế nào? Tôi đồ rằng đến lúc ấy chúng chẳng còn là chúng nữa!

Dẫu biết rằng tất cả chúng ta hôm nay những người thầy/cô, những người làm cha, làm mẹ đều được sinh dưỡng từ nền giáo xưa cũ và chúng ta cũng đã từng bị treo lơ lửng trên đầu quả tạ "Quyền lực" nhưng...xã hội đã thay đổi có những giá trị sẽ không thể đi mãi theo dòng thời gian...!

Giáo dục là phải để học sinh tự nhận thức, tự ý thức và tự khám phá, giáo dục không phải để học sinh sợ mà làm theo! Đừng treo quả tạ "Quyền lực" lên đầu học sinh, bản thân chúng chưa đủ mạnh để nâng quả tạ ấy lên đâu!

Nhiều học sinh lớp 6 không có thói quen làm bài tập về nhà

Theo phản ánh của nhiều giáo viên, lứa học sinh tiểu học đầu tiên không chấm điểm theo Thông tư 30 lên lớp 6 năm nay không...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thị Phương Thảo (Pháp Luật TPHCM)
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN