Sao giáo dục lại hay 'thêm' đến thế?

Sự kiện: Giáo dục

Phát biểu tại hội trường trong phiên thảo luận về kinh tế xã hội chiều 1-11, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An Nguyễn Hữu Cầu cho rằng vấn đề lạm thu trong trường học đang rất nhức nhối, bức xúc của cử tri.

Theo Đại tá Nguyễn Hữu Cầu, ngoài các địa chỉ rất đặc biệt bắt các em phải đóng từ 9 triệu đồng, 16 triệu đồng hoặc đóng cả tiền xây dựng nông thôn mới như báo cáo của MTTQ đã nêu tại Quốc hội (QH) thì nhiều địa phương cũng yêu cầu đóng góp tự nguyện 2-2,5 lần tiền học phí. Nạn lạm thu đã xảy ra từ nhiều năm trước và có xu hướng ngày càng nghiêm trọng hơn.

Sao giáo dục lại hay 'thêm' đến thế? - 1

Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An: “Người dân bảo nhau rằng sao lĩnh vực giáo dục lại hay thêm đến thế, dạy thêm, học thêm, thu thêm, nay tôi lại lo ngại tình trạng lãng phí thêm”. Ảnh: Đ.MINH

“Người dân bảo nhau rằng sao lĩnh vực giáo dục lại hay thêm đến thế, dạy thêm, học thêm, thu thêm, nay tôi lại lo ngại tình trạng lãng phí thêm” - ông Cầu nói.

Ông Cầu sau đó dẫn lại việc Bộ Giáo dục đã xin lùi thời gian xây dựng chương trình sách giáo khoa phổ thông mới vì không bảo đảm tiến độ theo nghị quyết QH đã ban hành và quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Một vị lãnh đạo của Bộ GD&ĐT báo cáo trước Ủy ban Thường vụ QH ước tính đề án này 34.000 tỉ đồng. Dư luận, báo chí thời đó đã lên tiếng là số lượng quá lớn và khi phê duyệt còn 778,8 tỉ đồng. Tại thời điểm đó, dư luận và báo chí vẫn cho rằng con số này sao mà nhiều thế.

Theo quyết định của Chính phủ, từ tháng 7-2016 đến tháng 6-2018 phải biên soạn, duyệt xong và cho phép phát hành, sử dụng bộ sách giáo khoa mới từ lớp 1, lớp 6, lớp 10. Từ năm 2018 đến 2019 bắt đầu triển khai theo hình thức cuốn chiếu và kết thúc đề án vào năm 2023.

“Bây giờ xin lùi đến 2019-2020 mới áp dụng cho lớp 1 và dự kiến đến 2023-2024 mới áp dụng toàn bộ. Còn đề án kết thúc vào năm nào thì chưa rõ. Việc kéo dài thời gian như vậy không gây lãng phí, không làm tăng kinh phí mới là lạ! Dự kiến mới của đề án này là 80 triệu USD (tương đương gần 1.800 tỉ đồng) thì không ít ỏi chút nào" - ông Cầu nói.

“Giáo dục, y tế chăm sóc sức khỏe cho người dân là chính sách an sinh xã hội của Nhà nước. Từ một chính sách vì dân, mang đầy ý nghĩa nhân đạo, nhân văn của Đảng, Nhà nước lại phát sinh nhiều câu chuyện buồn, ảnh hưởng trực tiếp đến người dân, trở thành câu chuyện gây áp lực cho xã hội nên cần thiết phải tập trung xử lý dứt điểm càng sớm càng tốt” - ông Cầu kết luận.

Phòng Giáo dục lên tiếng về chuyện phụ huynh bị phạt khi nộp học phí muộn

Qua kiểm tra, Đoàn công tác khẳng định nội dung phản ánh của phụ huynh về Thông báo số 91/TB-MNHL là đúng và yêu cầu nhà...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đức Minh (Pháp luật TPHCM)
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN