Những sai lầm thường gặp của giáo viên khi học sinh mắc lỗi

Sự kiện: Giáo dục

Tiến sĩ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Tùng Lâm – Hội Khoa học tâm lý giáo dục Hà Nội liệt kê những sai lầm của giáo viên khi gặp học sinh mắc lỗi.

LTS: Những ngày qua, dư luận đang xôn xao về vụ một nữ sinh nghi tự tử do bị phạt oan tại trường THPT Vĩnh Xương, tỉnh An Giang.

Được biết, trước đó, nữ sinh này đã bị nhà trường kỷ luật bằng hình thức nêu tên dưới cờ vì vi phạm vi phạm điều lệ trường THPT năm học 2020 - 2021. Tuy nhiên, nữ sinh này không nhận lỗi và bị nhà trường cấm túc trong vòng 2 tuần kể từ 1/12 đến 12/12. Từ đó dẫn đến sự việc nữ sinh viết thư tuyệt mệnh và uống thuốc tự tử vào ngày 30/11/2020. Rất may, nữ sinh đã được cấp cứu kịp thời.

Qua sự việc này, nhiều ý kiến cho rằng, cách ứng xử của một số giáo viên đang có những hạn chế, gây ra hệ luỵ khiến học sinh bị tổn thương. Không những thế, những ứng xử sai của giáo viên sẽ khiến nhiều người hiểu không đúng về vai trò của người thầy, thậm chí có những phản ứng tiêu cực từ học sinh, phụ huynh, xã hội.

Chúng tôi xin giới thiệu loạt bài "Giáo viên nên ứng xử với học sinh thế nào cho đúng?" với chia sẻ của Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục đồng thời là Chủ tịch Hội đồng giáo dục, đồng sáng lập trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), người đã cảm hóa được hàng ngàn học sinh ngỗ ngược.

Bài 3: Những sai lầm của giáo viên khi gặp học sinh mắc lỗi

Tiến sĩ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Tùng Lâm – Hội Khoa học tâm lý giáo dục Hà Nội, Chủ tịch HĐQT trường THPT Đinh Tiên Hoàng cho biết, học sinh trong trường thường mắc nhiều lỗi như: Mất trật tự trong giờ học, đánh nhau, nói tục, lười biếng, thiếu văn hóa, trốn học, vô lễ... Tuy nhiên, giáo viên thường áp dụng các biện pháp giáo dục mang tính chất mệnh lệnh như: Viết kiểm điểm, chép phạt, phạt lao động công ích, mời phụ huynh, cảnh cáo trước trường hay hạ hạnh kiểm…. thậm chí nặng nhất là đuổi học.

Tiến sĩ Lâm liệt kê những sai lầm của giáo viên khi gặp học sinh mắc lỗi.

Những vụ bạo hành học sinh từng xảy ra trong thời gian gần đây. 

Những vụ bạo hành học sinh từng xảy ra trong thời gian gần đây. 

Hành xử không phù hợp đạo đức nhà giáo

Khi gặp học sinh mắc lỗi, thầy cô giáo đã hành xử không đúng nguyên tắc sư phạm, không phù hợp với đạo đức nhà giáo, không có ý chí quyết bảo vệ nhân phẩm, an toàn cho bản thân mỗi giáo viên.

Nhiều thầy cô giáo không ý thức về nghề nghiệp và việc giữ gìn hình ảnh của mình. Do đó, mới có việc cảnh cáo học sinh trước toàn trường hay tát học sinh trước mặt cả lớp...

Chính vì vậy, việc thầy cô giữ hình ảnh của mình, giữ nhân cách của mình là vô cùng quan trọng, không chỉ cho bản thân mình mà đây cũng chính là công cụ để dạy học, công cụ để phát triển nhân cách cho học sinh.

Coi thường tâm lý giáo dục

Khi gặp học sinh mắc lỗi, giáo viên vẫn mang nặng tư tưởng quyền uy trong nhà trường. Điều này rất nguy hiểm vì giáo viên đã coi thường tâm lý giáo dục.

Hạ nhục, xúc phạm nhân cách học sinh

Trong nguyên tắc và phương pháp sư phạm thì nhà giáo được quyền phạt học sinh để duy trì nề nếp kỷ luật của nhà trường, của lớp học. Tuy nhiên, dù hình thức kỷ luật nào cũng không được hạ nhục, vi phạm nhân cách học sinh.

Không kết hợp với cha mẹ để tìm sự đồng thuận trong giáo dục

Một số giáo viên không có tương tác giữa phụ huynh học sinh nên không nắm được những hành vi của trẻ để giúp trẻ tiến bộ. Chính vì vậy, trong nhà trường, dùng phương pháp giáo dục nào cũng rất cần phải kết hợp với cha mẹ học sinh để tranh thủ sự đồng tình, đồng thuận trong phương pháp giáo dục.

Không hiểu, không yêu thương học sinh

Nhiều giáo viên không hiểu gì về học sinh, không biết học sinh muốn gì, nhất là những học sinh mắc lỗi. Do đó, đối với giáo viên, quan trong là phải thật sự thương yêu học sinh, tôn trọng và đối xử bình đẳng với học sinh.

Nguồn: [Link nguồn]

Giáo viên làm 5 điều này, học trò bướng đến mấy cũng phải ”tâm phục, khẩu phục”

Để “thu phục” những học sinh bướng bỉnh, TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội đã chỉ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN