Những sai lầm khoa học lớn nhất của các thiên tài

Sự kiện: Giáo dục

Ngay cả những nhà khoa học thiên tài nhất thế giới như Darwin hay Einstein cũng mắc sai lầm trong quá trình nghiên cứu.

Trong cuốn sách mang tên “Brilliant Blunders” (tạm dịch là Những sai lầm của thiên tài), nhà vật lý học thiên thể Mario Livio thuộc Viện khoa học viễn vọng vũ trụ ở Mỹ, đã kể các câu chuyện xung quanh 5 sai lầm khoa học lớn nhất trong lịch sử.

Những sai lầm khoa học lớn nhất của các thiên tài - 1

Nhà khoa học Albert Einstein.

Khái niệm về di truyền của Darwin

Nhà khoa học Charles Darwin đã đạt được kỳ tích khi đưa ra thuyết chọn lọc tự nhiên vào năm 1859. Cùng thời kỳ đó, mọi người nghĩ rằng đặc tính của bố và mẹ đơn giản hòa lẫn vào nhau ở thế hệ tiếp theo giống như một bình sơn đen và một bình sơn trắng để tạo ra màu xám.

Sai lầm của Darwin là không nhận ra sự xung đột giữa khái niệm này và học thuyết mới của ông. “Nếu bạn cho một con mèo đen sống cùng 1 triệu con mèo trắng, thuyết về sự di truyền pha trộn sẽ lấn át hoàn toàn màu đen. Không có cách nào để có đường cho những con mèo đen”, ông Livio nói. “Darwin thực sự không hiểu điều này”.

Cho tới khi thuyết di truyền học của Mendel được chấp nhận rộng rãi. Ông cho rằng khi đặc điểm của hai bố mẹ pha trộn vào nhau, thay vì hòa lẫn, một trong hai đặc điểm nổi trội sẽ được thừa kế.

“Thuyết di truyền học của Mendel đã giúp giải quyết vấn đề này. Theo đó, quá trình pha trộn các đặc điểm của hai bố mẹ giống như việc trộn các tấm thẻ với nhau. Mỗi tấm thẻ có một đặc tính riêng, không giống như sơn”, Livio cho biết.

Ước tính tuổi Trái đất của Thomson

Vào thế kỷ thứ 19, Ngài William Thomson là người đầu tiên sử dụng vật lý để tính toán tuổi Trái đất và Mặt trời. Mặc dù ông ước tính các thiên thể này trẻ hơn khoảng 50 lần so với chúng ta nghĩ về chúng hiện tại nhưng tính toán này là một bước đột phá.

Tính toán của Thomson dựa trên ý tưởng rằng Trái đất bắt đầu như một khối cầu nóng, chảy và được làm nguội qua thời gian. Ông cố gắng tính toán thời gian cần thiết để hành tinh của chúng có được nhiệt độ như hiện tại. Nhưng lúc đó ông không tính tới các nguyên tố phóng xạ như uranium và thorium, nguồn nhiệt đáng kể trong lòng Trái đất.

Nhưng Livio cho biết, đây không phải là sai lầm lớn nhất của Thomson. Thay vào đó, sai lầm lớn hơn của ông là loại bỏ khả năng rằng, các cơ chế chưa biết tới có thể vận chuyển nhiệt qua Trái đất.

Thuyết chuối ADN xoắn ba của Linus Pauling

Hai nhà khoa học Francis Crick và James D. Watson trở nên nổi tiếng sau khi phát hiện cấu trúc xoắn kép của ADN vào năm 1953, nhưng nhà hóa học Linus Pauling cũng đề xuất khái niệm riêng của ông về ADN vào cùng năm đó.

Học thuyết của Linus Pauling cho rằng, ADN có cấu tạo chuỗi xoắn ba thay vì hai như đa số các nhà khoa học công nhận. Livio đánh giá, Pauling đã quá tự tin bởi vì thành công của ông trước đó trong việc tìm ra mô hình cấu trúc của protein.

Fred Hoyle bác bỏ Big Bang

Nhà vật lý học thiên thể Fred Hoyle là một trong các tác giả đưa ra một hình “trạng thái ổn định” của vũ trụ, cho rằng vũ trụ luôn ở một trạng thái giống nhau. Bởi vì các nhà khoa học biết rằng, vũ trụ luôn mở rộng, học thuyết yêu cầu sự tạo ra liên tục của các vật chất mới trong vũ trụ để  duy trì trạng thái và mật độ.

Khi Hoyle tìm hiểu về học thuyết gây tranh cãi cho rằng vũ trụ bắt đầu từ một vụ nổ mạnh, ông gọi nó là “Big Bang” và phủ nhận ý tưởng này, đồng thời vẫn trung thành với mô hình trạng thái ổn định.

Nhưng sau đó, cộng đồng các nhà vật lý học thiên thể đã đưa ra những bằng chứng cho thấy rằng, thuyết của Fred Hoyle là hoàn toàn sai.

Hằng số vũ trụ của Einstein

Albert Einstein là một trong những thiên tài nổi tiếng nhất trong lịch sử, nhưng ông cũng không tránh khỏi sai lầm. Ông đã miêu tả trọng lực hoạt động như thế nào trong thuyết tương đối được công bố vào năm 1916.

Nhà khoa học Einstein đã đưa ra một hằng số vũ trụ vì ông nghĩ rằng vũ trụ là tĩnh. Sau đó, các nhà thiên văn học phát hiện, vũ trụ thực chất đang nở ra và Einstein cũng công nhận điều đó và loại bỏ hằng số vũ trụ trong học thuyết của mình.

Thiên tài toàn diện, bí ẩn nhất mọi thời đại

Ông không chỉ là đại thiên tài toàn diện nhất mọi thời đại mà còn là một trong những nhân vật chứa đựng bí ẩn được...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Phong (Theo BI) ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN