Những lưu ý và cách chuẩn bị cho bé đi mẫu giáo

Sự kiện: Dạy con

Khi bé đi lớp nhà trẻ, mẫu giáo bé sẽ thay đổi một số thói quen và môi trường sống. Để bé có thể thích nghi với nhịp sinh hoạt mới, các mẹ nên tham khảo một số lưu ý và chuẩn bị dưới đây.

Hoạt động ăn:

Phải tập cho bé ăn cháo hạt, không xay, không giã nhuyễn, không nát. Ở trường các bé chỉ có cháo hạt không có cháo xay, nếu không ăn được cháo hạt con bạn sẽ có thể bị đói, bị trớ.

Những lưu ý và cách chuẩn bị cho bé đi mẫu giáo - 1

Bạn có thể gửi thêm sữa vì những ngày đầu có thể bé chưa quen với hương vị món ăn ở trường. Chuẩn bị cả bình sữa sạch đi kèm(1-2 bình) để cô pha sữa, theo lượng ăn của con các mẹ chuẩn bị bình chia sữa, chia lượng sữa từng bữa phù hợp để cô giáo pha cho tiện.

Ăn theo đúng chuẩn giờ ở trường cho con quen theo thời gian biểu: 7h30 ăn sáng - 10h30 ăn trưa - 3h ăn chiều. Nếu bé dị ứng đồ ăn gì mẹ phải nhớ phải thông báo cho cô, viết rõ ra giấy đưa cả cho cô hiệu trưởng và cho cô phụ trách lớp học của con. Nếu hôm nào con ti sáng hoặc uống sữa buổi sáng từ nhà, mà ở trường bạn đăng kí ăn sáng cho con bạn cũng nên thông báo với cô để cô giảm lượng ăn sáng.

Hoạt động ngủ:

Ở trên lớp con chỉ ngủ một giấc từ 11h - 14h30 vậy nên nếu muốn con thích nghi nhanh bạn cũng phải cắt hết các giấc lẻ trong ngày, dồn con ngủ vào một khung giờ giống con sinh hoạt ở trường.

Phải luyện cho con tự ngủ, nếu mẹ nào theo easy thì gần như chẳng phải đau đầu về điều này, con đến lớp tới giờ là tự đi ngủ. Nếu bé nào mà phải ru ngủ thì hơi khó thích nghi, bạn nên rèn cho con tự ngủ bằng cách để lúc con buồn ngủ thì vỗ vỗ, con tỉnh giấc bế con lên vỗ rồi đặt con xuống, một thời gian con sẽ ngủ dễ hơn mà không cần ru quá nhiều.

Hoạt động chơi:

Với những bé chưa biết đi các bạn nên dặn cô hạn chế để con ngồi trên ghế trừ lúc ăn, còn lại khi chơi cô nên cho con ngồi dưới sàn để tránh gây ra một số tai nạn đáng tiếc nếu con ngã.

Những lưu ý và cách chuẩn bị cho bé đi mẫu giáo - 2

Các sinh hoạt cá nhân khác:

Bạn nên tập cho con đi đại tiện vào khung giờ buổi sáng lúc thức dậy, bạn sẽ chủ động thay bỉm cho bé theo cách bạn thường xuyên làm, bé sẽ không hoảng sợ.

Nếu bé không có thói quen đi đại tiện vào khung giờ buổi sáng mà đi trên lớp, bạn cũng nên chia sẻ với cô giáo về cách thay bỉm bạn hay làm, để tránh làm cho bé sợ nếu cô thay bỉm cho bé theo cách khác bạn hay thực hiện.

Cách chọn trường học cho con:

- Khoảng cách: Nếu với những gia đình không di chuyển bằng ô tô, mình khuyên nên lựa chọn những trường gần, có bán kính cách nhà từ 1-2km để hạn chế khói bụi, mưa, rét ( với những ngày thời tiết khắc nghiệt) như vậy sẽ tốt cho con hơn.

Những lưu ý và cách chuẩn bị cho bé đi mẫu giáo - 3

Nếu gia đình bạn có phương tiện di chuyển bằng ô tô thì có thể cân nhắc chọn trường cho con với bán kính lớn hơn, nhưng nên chọn để tiện đường bạn di chuyển đi làm để tiết kiệm tối đa thời gian di chuyển.

- Học phí: Đây là một trong những tiêu chí khá quan trọng, học phí của con phải phù hợp với năng lực kinh tế của gia đình bạn, với từng gia đình khác nhau thì tiêu chí này cũng khác nhau.

Những lưu ý và cách chuẩn bị cho bé đi mẫu giáo - 4

- Không gian: không gian rộng rãi và đẩy đủ ánh sáng tốt cho con rất nhiều, nếu không gian quá nhỏ hay ẩm thấp thì các con dễ bị ốm hơn là một môi trường thoáng đãng và rộng rãi.

- Đi thăm trường vào thời điểm nào: nếu bạn chú trọng về dinh dưỡng của bữa ăn và vệ sinh nơi con học thì các bạn nên dành thời gian đi thăm trường vào 2 thời điểm: 1 là bữa ăn các con ăn, 2 là thời điểm buổi chiều các con chuẩn bị đi về.

Thời điểm bữa ăn thì bạn có thể thăm trường vào bữa trưa hoặc chiều tương ứng với khung giờ là 10h-10h30 hoặc 15h để xem lượng thức ăn các con được ăn thế nào, dinh dưỡng ra sao, dụng cụ đựng thức ăn của các con có sạch sẽ không, các con có được rèn thói quen tự lập xúc ăn, tự mang đồ ăn và chuẩn bị bữa ăn không ( với các bé lớn) các con có bị ép ăn không ( với các bé nhỏ và lười ăn) thông thường nếu con bạn không ăn được nhiều như các bạn khác, có thể do áp lực về cân nặng các cô cũng bé ép ăn hơi nhiều so với lượng ăn hàng ngày của bé.

Nếu muốn xem vệ sinh lớp học có sạch sẽ không bạn nên đến vào thời điểm cuối ngày đón trẻ, đi qua nhà vệ sinh nếu thấy thơm tho sạch sẽ thì vệ sinh của trường đó khá tốt ngược lại nếu khu vệ sinh nào bốc mùi và lôi thôi thì vấn đề vệ sinh bạn cần xem xét lại, bởi lẽ vệ sinh môi trường có ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe của các con. Các bạn nên để ý xem khi về các bé có được cô lau miệng, lau mặt sạch sẽ không, với những bạn nhạy cảm nếu ăn xong không được lau miệng sạch sẽ bị mọc mụn hoặc bị nẻ.

- Thái độ của giáo viên: đi qua tất cả các lớp để xem qua phần đông giáo viên có thái độ như thế nào, nếu thái độ các cô quá giả tạo bạn cũng nên cẩn thận, nhưng cô giáo nào lạnh lùng quá cũng không nên, tiếp xúc và nói chuyện với các cô giáo, nếu phần đông giáo viên thể hiện thái độ chân thành và cầu thị, ít cáu gắt với trẻ là rất tốt, con sẽ ảnh hưởng rất nhiều tính cách qua thái độ của cô giáo.

- Nên chọn trường có cài thiết bị theo dõi trẻ: Tuy nhiên để tâm lí thoải mái các mẹ nên để con thích nghi sau 1 tuần hãy cài thiết bị, vì con đến môi trường lạ thì sẽ khóc, nếu con thích nghi tốt thì khóc ít hơn các bạn thích nghi kém , vậy nên tốt nhất không nên cài thiết bị theo dõi ngay khi cho con đi học, mẹ nào không cương quyết sẽ rất dễ bỏ cuộc, cho con đi học phải để con có thời gian làm quen với môi trường, cũng như bạn khi chuyển đến công ty mới cũng mất 1-2 tháng mới quen nhịp với môi trường mới.

Cách sử dụng thiết bị theo dõi trẻ như thế nào: Thiết bị theo dõi để xem con mình có ăn, ngủ đúng và đủ không, nếu con ăn ít thì cho con ăn bổ sung vào bữa tối, nếu con ngủ ít thì cho con đi ngủ sớm hơn 30phút so với bình thường.

Hãy tìm chỗ tin tưởng để gửi con, và khi gửi con rồi thì nên tin tưởng các cô giáo, như vậy sẽ tốt nhất cho cả mẹ cả con.

- Chuẩn bị tinh thần cho mẹ: 

Tinh thần mẹ phải luôn vững, chuẩn bị cho mẹ cũng cần phải cẩn thận như chuẩn bị cho con vậy, đừng thấy con chưa kịp thích nghi là các bạn sốt ruột bế bé cho về nhà, trẻ con có gia đoạn ARA .

ARA là viết tắt của cụm từ : 

- Awareness = Nhận thức mơ hồ 

- Rejection = Từ chối, phản kháng

- Acceptance = Chấp nhận.

Nghĩa là đầu tiên con nhận thức được việc con phải xa mẹ, đến môi trường mới, con không thích và sẽ phản kháng có bé sẽ khóc, có bé sẽ lầm lì không chơi với ai, có bé sẽ hay cáu bẳn.... nhưng kiên nhẫn hết giai đoạn này con sẽ chấp nhận và bình thường thôi. Nếu các mẹ chuẩn bị tốt, con thích nghi nhanh Rejection của con sẽ nhanh hơn các bé khác.

Thay đổi môi trường có thể con cũng sẽ ốm, nếu ốm nhẹ các mẹ vẫn nên cho con đi học bình thường để con quen, có thể gửi thuốc và ghi lại hướng dẫn sử dụng nhờ các cô chăm sóc trong ngày, nếu ốm quá nặng thì mới nên cho ở nhà. Nếu bạn xót con không cương quyết thì con bạn khó lòng mà thích nghi được.

Thực tế đi học con sẽ có rất nhiều lợi ích như được được rèn luyện các kĩ năng và chơi các trò chơi phát triển,vận động, phát triển tư duy và kĩ năng của bé.  Con được chơi cùng các bạn từ sớm sẽ học được cách chia sẻ đồ chơi chung, học được cách chung sống trong tập thể, kĩ năng này vô cùng cần thiết cho con sau này. 

Hàng nghìn cha mẹ hối hận vì dạy con gái những điều này mỗi ngày

Những câu nói dưới đây vô tình khiến con gái trở nên yếu ớt và không thể làm chủ cuộc sống của mình.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo MS ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN