Đứa trẻ sống quá hào phóng và rộng lượng sẽ gặp 3 cái kết này khi lớn

Sự kiện: Dạy con

Mặc dù việc trẻ sống hào phóng, tốt bụng với bạn bè là điều nên làm nhưng nếu không có chừng mực, trẻ sẽ là người bị thiệt thòi nhất.

Hầu hết mọi đứa trẻ đều có một điểm chung, đó là khi thích thứ gì đó, chúng sẽ giữ khư khư không muốn chia sẻ. Điều này khiến cho nhiều cha mẹ giáo dục con cái họ cần phải biết rộng lượng, biết chia sẻ với người khác. Thế nhưng trên thực tế, nếu tính cách của trẻ quá hào phóng, điều đó chưa hẳn đã tốt.

Một đứa trẻ quá rộng lượng, không biết cách từ chối chưa hẳn đã tốt

Con của cô Lý từ nhỏ đã rất ngoan và hiểu chuyện. Chúng thân thiện, hòa đồng với bạn bè trên lớp. Đây cũng là nhờ cách cô Lý giáo dục con mình phải biết rộng lượng trong mọi việc, biết chia sẻ đồ chơi với bạn bè để mọi người cùng nhau được vui vẻ.

Thế nhưng dần dần cô Lý phát hiện ra con mình không chỉ rộng lượng mà còn cực kỳ hào phóng. Để con không bị đói khi đi học, cô thường bỏ vào trong cặp con vài cái bánh và dặn con ăn khi tan học. Thế nhưng, lần nào khi về tới nhà, con của cô cũng đều than đói với mẹ. Khi hỏi ra mới biết con cô đem hết bánh chia cho các bạn trong lớp.

Đứa trẻ sống quá hào phóng và rộng lượng sẽ gặp 3 cái kết này khi lớn - 1

Không chỉ vậy, con của cô thường xuyên về nhà không đúng giờ khiến cô nhiều lần thấp thỏm chờ đợi, lo lắng. Cô cho rằng có lẽ con mình làm sai việc gì đó nên bị cô giáo phạt, nhưng khi hỏi mới biết là ở lại giúp bạn bè dọn dẹp dù đó không phải đến ca trực của mình.

Cô Lý bắt đầu có những lo lắng, cô cho rằng việc con mình giúp đỡ, hào phóng với bạn bè là điều tốt nhưng bây giờ lại gây hại. Cô nhận ra rằng, việc một đứa trẻ quá hào phóng, không biết từ chối sẽ tự rước mệt mỏi, khó khăn vào người.

Tại sao một đứa trẻ lại hào phóng?

Hầu như cha mẹ và giáo viên luôn dạy trẻ phải biết rộng lượng với mọi người, giúp đỡ khi người khác cần. Dưới sự dạy dỗ như thế này, khái niệm về sự rộng lượng, tốt bụng ăn sâu vào trong tâm trí của trẻ một cách tự nhiên. Khi có vấn đề nào đó xảy ra, trẻ có xu hướng rộng lượng, nhận phần thiệt thòi về mình trước.

Đứa trẻ sống quá hào phóng và rộng lượng sẽ gặp 3 cái kết này khi lớn - 2

Trẻ em chưa thực sự hiểu hết ý nghĩa của hào phóng, chúng chỉ hiểu đơn giản rằng chỉ cần biết chia sẻ và giúp đỡ người khác là một điều tốt cần nên làm. Sự hiểu lầm này có thể khiến trẻ trở nên quá hào phóng và chúng cảm thấy rằng bản thân đã làm điều tốt, có được cảm giác thành tựu.

Một đứa trẻ sống quá hào phóng sẽ như thế nào khi lớn lên?

1. Không biết từ chối, tự làm khổ mình

Những đứa trẻ quá hào phóng trong tương lai sẽ không biết cách từ chối mỗi khi người khác nhờ giúp đỡ. Bất kể người khác yêu cầu gì, trẻ sẽ lúng túng không dám từ chối và đồng ý. Điều này sẽ dẫn tới không ít rắc rối cho trẻ và buộc chúng làm những việc không phải của mình.

Đứa trẻ sống quá hào phóng và rộng lượng sẽ gặp 3 cái kết này khi lớn - 3

2. Nghĩ cho người khác quá nhiều

Những đứa trẻ quá hào phóng sẽ luôn quan tâm quá nhiều đến những gì người khác nghĩ. Bất kể làm việc gì, trẻ cũng đều nghĩ cho người khác trước, sợ mình làm sai họ sẽ ý kiến, sợ làm phật ý họ. Tính cách quá dễ chịu và quá tốt bụng này sẽ khiến trẻ gồng mình mệt mỏi. Theo thời gian, trẻ có xu hướng lúc nào cũng để ý tới những gì người khác nghĩ về mình.

3. Cảm thấy bản thân không quan trọng

Khi sống quá hào phóng, trẻ cảm thấy suy nghĩ và cảm xúc của bản thân không quan trọng, mọi việc đều phụ thuộc vào ý kiến của người khác. Ngay cả khi trẻ muốn làm điều gì đó, chỉ cần người khác không đồng ý, chúng sẽ tự động loại bỏ ngay suy nghĩ và cảm xúc của mình.

Tóm lại, bất cứ điều gì nếu vượt quá giới hạn cũng đều để lại những tác động tiêu cực. Vì vậy, cha mẹ cần dạy con cái làm gì cũng có chừng mực, trẻ đừng rộng lượng, tốt bụng quá, chúng cần phải biết cách từ chối trong những trường hợp cần thiết và biết nghĩ cho bản thân mình.

Nguồn: [Link nguồn]

Muốn nuôi dạy con cái trở nên tự lập và tự tin, cha mẹ nên thường xuyên nói 3 câu này

Một đứa trẻ biết tự lập, tự tin không thể tách rời sự giáo dục gia đình, trong đó cha mẹ đóng vai trò quan trọng nhất.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phan Hằng (Theo Sohu) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN