Những điều cần biết về kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2021

Dự kiến, khoảng 10.000 thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội.

Khoảng 10.000 thí sinh đăng ký dự thi

ĐH Quốc gia Hà Nội ứng dụng tối đa công nghệ thông tin để tăng tính chủ động cho thí sinh và tiết kiệm chi phí xã hội. Căn cứ vào tình hình thực tế, đơn vị tổ chức thi sẽ xác định quy mô phù hợp cho từng đợt thi, điểm thi. Quy mô dự kiến khoảng 10.000 thí sinh đăng ký dự thi, chủ yếu ở địa bàn Hà Nội.

Kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11

Kỳ thi sẽ tổ chức nhiều đợt, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11. Thí sinh đăng ký trực tuyến đợt thi đầu tiên từ ngày 1/4/2021. Thí sinh được lựa chọn ngày thi, ca thi, đợt thi phù hợp với kế hoạch cá nhân; được thay đổi thời gian thi trước 14 ngày dự thi.

Đề thi gồm 150 câu hỏi trắc nghiệm

Theo đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá năng lực học sinh THPT năm 2021 do Trung tâm Khảo thí (ĐH Quốc gia Hà Nội) đã công bố đề, đề thi gồm 150 câu hỏi trắc nghiệm, trong đó có 18 câu hỏi dạng điền đáp án, được thực hiện trong vòng 195 phút.

Đề thi gồm 3 phần: Tư duy định lượng: 50 câu hỏi – 75 phút; Tư duy định tính: 50 câu hỏi – 60 phút; Khoa học: 50 câu hỏi – 60 phút.

Mỗi thí sinh một đề thi riêng

Với bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội, Trung tâm Khảo thí cho biết, ngân hàng đề thi của ĐH Quốc gia Hà Nội đủ lớn để thực hiện nhiều đợt thi trong năm, đảm bảo mỗi thí sinh một đề thi riêng, đồng thời đáp ứng sự cân bằng độ khó của từng đề thi cho mỗi học sinh. Bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội gồm 3 phần gồm tư duy định lượng về toán học, thống kê và xử lý số liệu; tư duy định tính về văn học, ngôn ngữ và lĩnh vực khoa học tự nhiên, công nghệ, khoa học xã hội.

Kiến thức trong chương trình THPT

Kiến thức kiểm tra của ba phần là những kiến thức cơ bản trong chương trình THPT. Tuy nhiên, để đạt được điểm cao, thí sinh phải thực hiện tốt cả 3 phần mà không ưu tiên phần nào, đồng thời tránh học thuộc lòng, học tủ, học lệch và cần dành nhiều thời gian ôn tập lại các kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm bài.

Thí sinh được phép chuyển ca thi trước 14 ngày

Thí sinh được phép chuyển ca thi trước 14 ngày thi (nếu còn chỗ trống ở ca thi chuyển đến).

Trước ngày thi, thí sinh cần làm bài thi mẫu trên giấy hoặc trên máy tính để làm quen câu hỏi, dạng thức, ngôn ngữ sử dụng từng phần dự thi. Ôn tập phần chưa làm tốt.

Tra cứu thông tin ngày thi, giờ thi trên tài khoản trước ngày đi thi

ĐH Quốc gia Hà Nội) không tổ chức luyện thi

Đặc biệt, Trung tâm Khảo thí (ĐH Quốc gia Hà Nội) không tổ chức luyện thi hay tổ chức bất kỳ các hoạt động liên quan đến ôn luyện, thi thử bài thi đánh giá năng lực  (ngoại trừ bài thi tham khảo đã công bố).

Lưu ý khi làm bài

Khi làm bài, thí sinh phải làm tuần tự từ phần 1 (Định lượng) đến phần 2 (Định tính) rồi sang phần 3 (Khoa học). Sau khi kết thúc mỗi phần, máy tính sẽ tự chuyển sang phần tiếp theo. Nếu đang làm bài ở phần 2, thí sinh KHÔNG thể quay trở lại làm các câu hỏi của phần 1.

Kết quả thi là thông tin bảo mật cá nhân

Thí sinh nhận giấy chứng nhận kết quả được chuyển theo bưu điện. Thí sinh tra cứu kết quả trên Tài khoản cá nhân. Kết quả thi là thông tin bảo mật cá nhân. Các đơn vị sử dụng tra cứu kết quả nếu được thí sinh ủy quyền.

Nguồn: [Link nguồn]

Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến mức học phí

ĐH Quốc gia Hà Nội dự kiến mức học phí với sinh viên chính quy các chương trình đào tạo chuẩn từ 9,8 – 14,3 triệu đồng/năm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu (TH) ([Tên nguồn])
Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN