'Nhàn' như sinh viên đại học

Những dòng trạng thái với khẩu hiểu quyết tâm học tập xuất hiện nhan nhản trong giới sinh viên. Nhưng, điều đó có phản ảnh ánh đúng cường độ và khối lượng học tập của sinh viên?

Chơi cả năm, học một tuần

Đó là thực tế của sinh viên tại hầu hết các trường ĐH, CĐ. Sinh viên vẫn lên lớp thường xuyên nhưng không phải chỉ để chuyên tâm học tập. Thay vào đó, nhiều sinh viên quan niệm “mỗi ngày đi học là một ngày… chơi”. Không còn các bài kiểm tra đều đăn như thời học sinh, sinh viên hiện giờ chỉ coi trọng các kỳ thi cuối kỳ và chỉ thực sự quan tâm chuyện sách vở trước mỗi kỳ thi đó.

Chuyện sinh viên bỏ học, trốn tiết, nhờ người đi học hộ, hoặc có đến lớp thì cũng ngủ, làm việc riêng không còn quá lạ lẫm với giới sinh viên. Một phần nguyên nhân của thực trạng này cũng xuất phát từ quy chế học tập, thi cử ở bậc học ĐH, CĐ ở nước ta.

Hồng Ngọc, sinh viên một Học viện có tiếng ở Hà Nội, chia sẻ: “Trước khi vào trường mình cũng từng lo lắng, sợ rằng việc học ở đại học sẽ vất vả hơn nhiều so với ở phổ thông. Nhưng thực tế qua những năm học vừa rồi, mình mới nhận ra thực tế không phải vậy. Bọn mình chỉ thực sự ôn tập bài vở trước mỗi kì thi mà thôi. Còn bình thường thì chẳng bao giờ động đến sách vở, giáo trình”.

'Nhàn' như sinh viên đại học - 1

Hình ảnh thường thấy của sinh viên trước mỗi kỳ thi. (Ảnh minh họa)

Bốn năm một quyển vở

Với nhiều sinh viên, bút vở dường như là thừa thãi bởi học thì đã có giáo trình. Không còn quá câu nệ chuyện ghi chép, ngay cả khi nhiều giảng viên truyền đạt những kiến thức không có trong giáo trình, nhiều sinh viên ngày càng ỷ lại vào những cuốn sách in sẵn. Nhưng giáo trình thì không thể chỉnh sửa hàng năm nên nhiều sinh viên đang tự thỏa mãn với những kiến thức từ cách đây tới cả chục năm.


'Nhàn' như sinh viên đại học - 2

Học hành chỉ vì mục tiêu không bị thi lại? (Ảnh minh họa)

Q. Trung là sinh viên năm cuối của ĐH Bách khoa Hà Nội và chuẩn bị tốt nghiệp. Thế nhưng nhìn lại “gia tài” tích góp được sau bốn năm học chỉ là một quyển vở chưa viết hết và vài chục cuốn giáo trình gần như mới nguyên.

Đây không phải là chuyện hiếm gặp trong giới sinh viên các trường ĐH, CĐ ở Việt Nam hiện nay. Chuyện ghi chép nhiều không còn quá quan trọng với sinh viên Việt Nam bởi chúng không thay đổi là bao kết quả của các kỳ thi cuối kỳ.

Chạy theo kết quả điểm số và dựa dẫm vào những tài liệu in sẵn, phương pháp học tập theo kiểu “ăn xổi” đã và đang làm lười đi một thế hệ cử nhân tương lai của đất nước.

Vẫn biết rằng tấm bằng đỏ khi ra trường là vô cùng giá trị, nhưng sẽ chẳng có thứ gì ý nghĩa và bền lâu bằng chính những kiến thức mà mỗi chúng ta tự thu nhận được sau những năm tháng trên giảng đường. Bởi đó mới là thước đo chính xác chất lượng thực chất của người học chứ không phải những kiến thức góp nhặt từ sách vở.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Anh Việt (Người lao động)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN