Miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư có dễ không?

Sự kiện: Giáo dục

Theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, những người bị phát hiện sử dụng văn bằng, chứng chỉ bất hợp pháp sẽ bị hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư.

Thủ tục này bao gồm hai quy trình: Thứ nhất là hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư. Thứ hai là miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư.

Với quy trình thứ nhất, người bị hủy bỏ công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư; bị tước bỏ công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư gồm: người đã được công nhận đạt chuẩn, được phong hoặc được công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư bị phát hiện và xác định là không đủ tiêu chuẩn quy định tại thời điểm được phong hoặc công nhận; người sử dụng văn bằng, chứng chỉ bất hợp pháp hoặc đã bị thu hồi hay tước bằng tiến sĩ thuộc chuyên môn của chức danh giáo sư, phó giáo sư; người đã bị kỷ luật buộc thôi việc; và những người bị tòa án phạt tù giam hoặc án treo kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.

Khi có thông tin, Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước phải xác minh những trường hợp trên; sau đó thẩm định và quyết nghị bằng lấy phiếu kín từng trường hợp. Nghị quyết có giá trị thực hiện nếu có ít nhất 2/3 tổng số thành viên Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước tán thành.Chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước căn cứ nghị quyết của hội đồng để ra quyết định hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh, tước bỏ công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư; thông báo cho cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà giáo, cho các cơ sở giáo dục đại học và cho người bị hủy bỏ công nhận.

Với quy trình thứ hai, người miễn nhiệm là người đã được bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư, nhưng không hoàn thành nhiệm vụ được giao theo quy định của Chính phủ ; người bị hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư; người được phong, công nhận hoặc bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư nhưng bị tước bỏ công nhận chức danh này.

Về trình tự miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư, đầu tiên trưởng khoa hoặc trưởng bộ môn trực thuộc trường đại học căn cứ ý kiến của bộ môn đề nghị thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học về miễn nhiệm đối với từng giáo sư hoặc phó giáo sư đã được bổ nhiệm chức danh nhưng không hoàn thành nhiệm vụ được giao theo quy định.

Sau đó, hội đồng khoa học của cơ sở giáo dục đại học xem xét đề nghị của trưởng khoa đối với từng trường hợp để đề nghị miễn nhiệm và có ý kiến bằng văn bản gửi thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học.

Cuối cùng, thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học căn cứ ý kiến của hội đồng khoa học, ra quyết định miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư; chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động với người đã có quyết định miễn nhiệm, báo cáo thủ trưởng cơ quan chủ quản có thẩm quyền quản lý nhà giáo và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Trong khi đó, được biết, hiện nay, sau quá trình rà soát các ứng viên được xét duyệt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư thì đã có 1 phó giáo sư bị loại vì không đủ tiêu chuẩn. Phó giáo sư này ở hội đồng Hóa học.

Mặt khác, tìm hiểu của Tiền Phong cho thấy thì trong lịch sử của Việt Nam, chưa có giáo sư, phó giáo sư nào bị miễn nhiệm.

Tiếp tục lùi thời gian báo cáo kết quả rà soát chức danh giáo sư 2017

Chiều ngày 27/2, Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước đã tổ chức phiên họp báo cáo kết quả rà soát chức danh giáo sư,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nghiêm Huê (Tiền Phong)
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN