Không phân biệt bằng tại chức và chính quy: Quan trọng là lộ trình thực hiện

Sự kiện: Tin ngắn

Trao đổi với báo chí về dự thảo Luật Giáo dục ĐH sửa đổi, đại diện Bộ GD&ĐT cho biết, sắp tới, các trường ĐH sẽ chỉ cấp một loại văn bằng cho các hình thức đào tạo và không có sự phân biệt giữa hệ tại chức hay chính quy.

Ngay lập tức nhiều người bày tỏ lo ngại nhất là  thời gian vừa qua, vấn đề đào tạo hệ tại chức còn gây nhiều nhức nhối.

Không phân biệt bằng tại chức và chính quy: Quan trọng là lộ trình thực hiện - 1

Sắp tới sẽ không phân biệt bằng tại chức và chính quy (ảnh minh họa)

Liên quan đến vấn đề này, GS Lâm Quang Thiệp – nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) cho hay: “Một hệ thống giáo dục hiện đại không nên phân biệt chất lượng các loại hình đào tạo, vì chuẩn chất lượng thì chỉ có một. Điều này các nước có nền giáo dục tiên tiến đã thực hiện từ lâu”.

GS Lâm Quang Thiệp cũng cho biết thêm, nhiều người tỏ ra lo ngại trước thông tin không phân biệt bằng tại chức và chính quy thì họ cũng có cái lý riêng của họ. Bởi lẽ, một thực tế mà chúng ta không thể phủ nhận là hiện nay việc cấp bằng hệ không chính quy ở nước còn quá dễ dãi.

Lâu nay hệ đào tạo không chính quy ở nước ta có chất lượng đào tạo kém hơn nên xã hội muốn ghi rõ trên các văn bằng về loại hình đào tạo để dễ phân biệt. Tất nhiên, hệ chính quy thì chất lượng sẽ cao hơn hệ tại chức, mọi người đều ngầm hiểu như vậy.

Hiện nay, Bộ GD&ĐT muốn đào tạo một chương trình, cùng chất lượng và một loại bằng nhưng quan trọng là lộ trình để đảm bảo chất lượng giữa hệ tập trung và không tập trung.

Nhất là trong tình hình hiện nay, nhiều người coi sinh viên là “mặt hàng kinh doanh” nên đào tạo có xu hướng dễ dãi. Nếu thế, tất nhiên chất lượng sẽ không được đảm bảo.  Tôi nghĩ rằng, không phân biệt bằng tại chức với chính quy là điều chúng ta có thể thực hiện được nhưng cần có một hệ thống quản lý chất lượng của nhà nước thật tốt.

Được biết, ở Trung Quốc có khoảng 1200 đại học tư nhân nhưng chỉ có 200 trường được phép cấp bằng ở hệ cao đẳng. Các trường ĐH mở  được xây dựng hệ thống đánh giá chuẩn. Mỗi năm trường ĐH mở tổ chức nhiều kì thi các môn học đại học để sinh viên các trường không được phép cấp bằng dự thi.

Nếu sinh viên ở các trường không được cấp bằng tích luỹ đủ môn của một chương trình đại học thì được Đại học mở đó cấp bằng. Bằng này sẽ không phân biệt hệ nào, trường công hay tư bởi chuẩn kiến thức, quy định đánh giá là như nhau.

Cũng liên quan đến vấn đề này, Thạc sĩ Phạm Thái Sơn - Phó Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và dịch vụ đào tạo Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM cho hay: “Về những lo lắng trong chất lượng đào tạo cũng có cơ sở nhưng chúng ta có thể kiểm soát được điều đó.

Bởi lẽ, hiện nay các trường bắt buộc phải kiểm định chất lượng đào tạo cho từng ngành, từng hệ đào tạo. Hơn nữa, thống nhất một loại bằng để các trường phải tự chịu trách nhiệm với sản phẩm của mình cũng là áp lực cho các trường về đảm bảo chất lượng, không thể để chất lượng của hệ vừa học vừa làm ảnh hưởng đến hệ chính quy.

Hơn nữa, thị trường lao động cũng như xã hội sẽ quyết định thương hiệu của trường nên nếu chất lượng không tốt tự các trường sẽ đào thải mình”.

Môi trường không “đàng hoàng” trong đào tạo thì sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.

Về phía người học, việc cấp chung một loại bằng sẽ hỗ trợ người học được tốt hơn và cơ hội cho người học không có điều kiện học chính quy sẽ rộng mở. Đồng thời cũng mở rộng các phương án đào tạo trực tuyến theo xu hướng thế giới, phù hợp với thay đổi của giáo dục trong thời kỳ hiện nay".

Bằng đại học không ghi loại hình đào tạo, tại chức sẽ “đắt hàng”?

Bộ GD&ĐT vừa công bố Dự thảo Luật Giáo dục đại học sửa đổi, bổ sung. Tại Dự thảo, Bộ GD&ĐT quy định không ghi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Thanh (Infonet)
Tin ngắn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN