Hé lộ về những ngôi trường tư thục đắt đỏ tại Mỹ, liệu có luôn tốt như nhiều người nghĩ?

Sự kiện: Giáo dục

Những ngôi trường tư thục đắt đỏ tại thành phố New York (Mỹ) là nơi nhiều "cậu ấm cô chiêu" theo học nhưng liệu có phải lúc nào cũng tốt đẹp như nhiều người vẫn nghĩ?

Tại Mahattan, thành phố New York, trường tư thục Dalton là ngôi trường đắt giá nhất, quy tụ những đứa trẻ được coi là "sinh ra ở vạch đích", có lợi thế về mọi mặt và xuát thân từ các gia đình giàu có. Theo đó, phần lớn nguồn tài chính của nhà trường đến từ chính những đóng góp của phụ huynh học sinh. Điều này đã tạo nên một sự thật không mấy đẹp đẽ khi phụ huynh trở thành những người nắm quyền lực thật sự tại trường học.

Được biết, một trong những lợi thế của học sinh theo học các ngôi trường tư thục độc lập đó là các em có nhiều cơ hội học tại các trường cao đẳng, đại học top đầu hơn. Theo Atlantic, chỉ khoảng 2% trẻ em tại Mỹ theo học tại các trường tư thục. Tuy nhiên, tỷ lệ vào học các trường đại học danh giá của học sinh tư thục lại tương đối cao. Trong đó, tại đại học Yale, có tới 24% học sinh từng học tại trường tư thục. Tại Princeton, con số đó là 25%. Tại Brown và Dartmouth là 29%. 

Phần lớn các học sinh học tại trường tư thục sẽ có cơ hội vào trường đại học danh giá nhất nhì nước Mỹ. Ảnh: US News

Phần lớn các học sinh học tại trường tư thục sẽ có cơ hội vào trường đại học danh giá nhất nhì nước Mỹ. Ảnh: US News

Trong năm qua, trường Dalton đã gửi tới 1/3 học sinh đã tốt nghiệp đến các trường đại học thuộc khối Ivy League, tập hợp những ngôi trường danh giá nhất đất nước.

Tuy nhiên, theo tờ Atlantic, việc các bậc phụ huynh tài trợ số tiền lớn cho trường học đã khiến ngôi trường tư thục bậc nhất Mahattan trở nên "lố bịch". Cây viết Caitlin Flanagan nhận định ngôi trường trị có học phí 50.000 USD/năm giờ đây không khác gì "một sản phẩm tiêu dùng" đắt đỏ đối với giới nhà giàu. 

Yêu cầu của phụ huynh là trên hết?

Các phụ huynh có con học tại trường Dalton dường như không quen với việc bị nhà trường từ chối. Cụ thể, năm ngoái, khi hiệu trưởng mới của trường Dalton là Jim Best thông báo trường học sẽ phải tạm đóng cửa vào mùa thu năm ngoái do dịch bệnh COVID-19, nhiều bậc phụ huynh đã bày tỏ sự phản đối và lo ngại rằng các con họ sẽ bị tụt hậu nếu không đi học. 

Và những yêu cầu, đòi hỏi vô lý của họ đã được đáp lại. Trong khi trường công lập toàn quốc đồng loạt đóng cửa để phòng dịch, thì những ngôi trường tư thục tại Mahattan vẫn hoạt động bất chấp đại dịch đang hoành hành. 

Cụ thể, vào tháng 10 năm ngoái, một nhóm khoảng 20 nhà khoa học có con em theo học tại trường Dalton gửi thư khiếu nại. Trong đó, họ cho biết họ cảm thấy "thất vọng và bối rối", đồng thời "mong muốn được hiểu hơn về suy nghĩ của nhà trường về việc áp dụng hình thức dạy học trực tuyến như nhiều trường học khác đã áp dụng". 

Trường tư thục Dalton, ngôi trường đắt đỏ bậc nhất Mahattan, New York, Mỹ. Ảnh: Printerest

Trường tư thục Dalton, ngôi trường đắt đỏ bậc nhất Mahattan, New York, Mỹ. Ảnh: Printerest

Họ viết: "Hãy cho chúng tôi biết những tiêu chí của việc mở cửa lại trường học. Theo hiểu biết của chúng tôi, nhiều trường học khác vẫn hoạt động như bình thường". 

Sau lá thư trên của các nhà khoa học, 70 bậc phụ huynh khác cũng ký vào một đơn yêu cầu mở cửa trường học. Họ cho biết con em mình cảm thấy "buồn bã, bối rối và bị cô lập" khi phải ở nhà. 

Không những thế, tác giả Caitlin Flanagan cũng chia sẻ một trải nghiệm "nhớ đời" khi cô từng giảng dạy tại trường Dalton. Cụ thể, trong năm đầu tiên làm việc tại Dalton, cô Caitlin từng cho một học sinh trong lớp điểm A- cho bài tập viết văn sáng tạo. Theo nữ tác giả, rõ ràng em học sinh này không có thế mạnh và cũng không quan tâm tới bộ môn văn học. 

Tuy nhiên, quyết định này đã khiến cô gặp một tình huống éo le. Khi đó, mẹ của học sinh này đã nổi giận "đùng đùng" và gọi điện mắng cô. Caitlin chia sẻ: "Khi ấy, tôi đã nói với bà ấy rằng điểm số này sẽ không hạ điểm trung bình của cậu bé xuống nhưng bà ấy chẳng hề quan tâm. Sau đó, bà ấy đòi đến trường gặp tôi. Tôi cứ nghĩ rằng mình chẳng cần phải đồng ý trước lời đòi hỏi hống hách như vậy nhưng hoá ra tôi không thể từ chối".

Trong suốt 45 phút gặp mặt đó, cô Caitlin đã phải trao đổi với các vị phụ huynh về điểm số này. Họ yêu cầu cô cho con họ điểm tối đa và cô đã phải làm theo.

Sang năm học tiếp theo, cậu học sinh này tiếp tục có tên trong danh sách lớp cô giảng dạy. Cô đã đề nghị nhà trường đổi lớp nhưng không thể. Và một lần nữa, câu chuyện trên lại lặp lại khi cô cho cậu học sinh điểm A-.

Theo trải nghiệm của Caitlin Flanagan mỗi trường tư thục hiện nay còn có một ban giám hiệu riêng làm nhiệm vụ "xoa dịu" các bậc phụ huynh, những nhà tài trợ chính của trường. Cô Caitlin viết: "Nếu giáo viên có nhiệm vụ giữ trật tự cho học sinh thì ban giám hiệu đảm bảo các bậc phụ huynh ổn định".

Trước khi rời trường học vào giữa những năm 1990, cô Caitlin tiếp tục chứng kiến một sự việc kỳ quặc xảy ra với một giáo viên dạy tiếng Pháp. Một vị phụ huynh đã vô cùng tức giận với điểm trung bình môn tiếng Pháp của con trai mình đến mức ông đòi đối chiếu lại với cô giáo. Cụ thể, ông bắt cô giáo đọc lại các điểm thành phần của con trai và ngồi bấm máy tính chia trung bình. Điều này đã mô phỏng một phần sự thật về cuộc sống của các giáo viên tại trường tư thục mà người ngoài không thể hiểu.

Coi giáo viên của con là nhân viên cấp dưới

Năm 2005, tác giả Michael Thompson đã xuất bản một cuốn sách mang tên "Hiểu về cha mẹ của các học sinh tại trường tư thục". Trong đó, ông Thompson chỉ ra các bậc phụ huynh giàu có thường không ý thức được rằng họ đã nói chuyện với các giáo viên như một nhân viên cấp dưới của mình. 

Ông viết trong phần giới thiệu: "Quan hệ giữa các bậc phụ huynh và giáo viên dạy tại trường tư thục ngày càng căng thẳng. Ban giám hiệu và các giáo viên giờ đây thậm chí còn quan tâm tới các nhu cầu của phụ huynh nhiều hơn họ từng làm trong quá khứ".

Sau đó khoảng 15 năm, ông Thompson cho biết tình trạng này vẫn tiếp tục và thậm chí còn tồi tệ ông. Ông cùng một nhà tâm lý học khác là Robert Evans đã nghiên cứu và hoàn thiện một cuốn sách mới về quan hệ giữa giáo viên tư thụ và phụ huynh.

Các bậc phụ huynh giàu có chi tiền ủng hộ trường học và mong muốn con cái họ có học bạ đẹp để vào những trường đại học danh giá. Ảnh: Gossip Girls

Các bậc phụ huynh giàu có chi tiền ủng hộ trường học và mong muốn con cái họ có học bạ đẹp để vào những trường đại học danh giá. Ảnh: Gossip Girls

Trong đó, ông Evans nhận xét: "Những gì đã thay đổi trong nhiều năm qua là sự theo dõi không ngừng nghỉ của cha mẹ. Phần lớn, họ không lạm dụng hay đòi hỏi quá nhiều đối với giao viên. Tuy nhiên, họ lại cần được trấn an thường xuyên và luôn lo ngại rằng con cái của học bị tụt lại phía sau".

Khi điểm số của con họ cao hơn, họ bắt đầu mong muốn giáo viên, ban giám hiệu và huấn luyện viên nhà trường đảm bảo cho các em một cuốn học bạ thật đẹp, để Đại học Havard không thể từ chối các em. 

Ông Evans giải thích: "Những phụ huynh này luôn có ý tưởng về những gì họ mong muốn, bởi họ vốn luôn đạt được yêu cầu trong cuộc sống và công việc. Họ là những người làm việc ở vị trí cao, họ có nhân viên để uỷ thác thực hiện các yêu cầu của mình và họ cũng làm điều tương tự đối với giáo viên. Nhưng thực tế, giáo viên lại không phải người làm việc cho họ".

Nhà tâm lý học giải thích thêm việc các bậc cha mẹ giàu có luôn cảm thấy bất an vì họ sợ con cái sẽ bị bỏ lại. Họ đã để các con được học ở những ngôi trường tốt nhất từ mẫu giáo tới đại học và mong rằng các con có thể dành được vị trí dẫn đầu bất chấp sự thay đổi khó đoán của nền kinh tế, xã hội hiện đại. 

Có thể thấy, các trường tư thục nổi tiếng với nền giáo dục tốt và tỷ lệ học sinh đỗ vào trường đại học danh giá cao. Tuy nhiên, tại những trường học này vẫn còn tồn tại nhiều mặt trái, trong đó tiền bạc được coi là điều "thống trị", theo Atlantic. Điều này đã khiến các bậc phụ huynh ngày càng có quyền lực và can thiệp nhiều hơn vào việc đào tạo các học sinh.

Nguồn: [Link nguồn]

Những lớp học đặc biệt nhất thế giới trông như thế nào?

Có những lớp học không có điện và sách cho tới những lớp với các thiết bị hiện đại, nhưng tất cả học sinh đều...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Hạnh ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN