Hàng vạn học sinh học khối B cần biết những việc làm tháng hàng chục triệu sau để chọn

Việc lựa chọn được ngành học phù hợp với bản thân sẽ giúp sinh viên dễ dàng có cơ hội để phát triển. Do đó, các thí sinh cần cân nhắc thật kĩ trước khi đặt bút đăng kí nguyện vọng.

Hiện nay, khối B đang là tổ hợp sở trường của không ít các sĩ tử. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều học sinh đang phân vân về nghề nghiệp tương lai và lựa chọn tổ hợp khối thi phù hợp với bản thân. Vậy học khối B gồm những ngành nào và có những tổ hợp môn gì?

Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc trên và gợi ý một số ngành học có triển vọng trong tương lai cho các thí sinh có niềm đam mê với khối này.

Học khối B nên thi ngành nào để có thể phát triển trong tương lai (Ảnh: TL)

Học khối B nên thi ngành nào để có thể phát triển trong tương lai (Ảnh: TL)

Học khối B có những tổ hợp nào?

Các tổ hợp môn học khối B thông thường gồm 3 môn: Toán, Sinh học và Hóa học. Trong đó, có 2 môn Toán và Sinh học là chính. Còn riêng môn Hóa học có thể thay thế bằng Lịch sử, Địa lý hoặc Ngữ văn, Giáo dục công dân, Khoa học xã hội hoặc Tiếng Anh. Cụ thể như sau:

B00: Toán, Sinh học, Hóa học

B01: Toán, Sinh học, Lịch sử

B02: Toán, Sinh học, Địa lý

B03: Toán, Sinh học, Ngữ văn

B04: Toán, Sinh học, Giáo dục công dân

B05: Toán, Sinh học, Khoa học xã hội

B08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh

Có thể thấy rằng, khối B là một khối thiên về các môn học tự nhiên. Các thí sinh xét tuyển khối B phải đăng kí xét tuyển với hai môn bắt buộc là Toán và Sinh học. Theo đó, 2 môn học này dường như cũng nằm ở hai lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, giữa chúng lại có thể bổ trợ lẫn nhau trong việc thu thập dữ liệu, phân tích và giải mã.

Các thí sinh xét tuyển khối B phải đăng kí xét tuyển với hai môn bắt buộc là Toán và Sinh học. (Ảnh: TL)

Các thí sinh xét tuyển khối B phải đăng kí xét tuyển với hai môn bắt buộc là Toán và Sinh học. (Ảnh: TL)

Học khối B nên thi ngành nào?

Việc lựa chọn đúng ngành học sẽ giúp sinh viên có nhiều triển vọng trong tương lai. Hiện nay, cũng khá nhiều ngành sử dụng khối B để xét tuyển. Dưới đây là 4 ngành học dành cho người có sở trường khối B, các thí sinh nên tham khảo ngay để đưa ra được hướng đi đúng đắn

Học khối B nên thi ngành Y, Dược

Có thể thấy, ngành Y Dược là một ngành học thiết thực, đi liền với nhu cầu thực tiễn. Trong đó, y học thiên về chẩn đoán, điều trị bệnh bằng các phương pháp cổ truyền hay hiện đại, còn dược học chuyên nghiên cứu, phát triển các loại thuốc.

Một số cơ hội công việc với nhóm ngành này có thể kể đến như: Bác sĩ đa khoa, bác sĩ y học cổ truyền, kỹ thuật y học, điều dưỡng, giảng viên y dược, dược sĩ.

Học khối B có thể thi ngành Y, Dược - ngành có triển vọng tốt trong tương lai (Ảnh: TL)

Học khối B có thể thi ngành Y, Dược - ngành có triển vọng tốt trong tương lai (Ảnh: TL)

Mức lương của nhóm ngành Y Dược phụ thuộc vào khối lượng công việc và công sức bỏ ra. Tùy vào các vị trí và trình độ, mức lương tương ứng cũng sẽ khác nhau.

Một số trường đại học nổi tiếng đào tạo nhóm ngành này, bạn có thể tham khảo:

- Trường Đại học Y Hà Nội,

- Trường Đại học Y Dược TP.HCM,

- Trường Đại học Y Dược (Đại học Quốc gia Hà Nội),

- Trường Đại học Y Dược Huế,

- Trường Đại học Dược Hà Nội

- Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên,

- Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch...

Sinh viên trường Đại học y Hà Nội (Ảnh: TL)

Sinh viên trường Đại học y Hà Nội (Ảnh: TL)

Ngành Sư phạm Sinh học rất phù hợp với người học khối B

Ngành Sư phạm Sinh học được đánh giá là một trong những ngành nghề hot, luôn cần trong xã hội. Bên cạnh đó, các trường đại học khối ngành sư phạm cũng là lựa chọn lý tưởng với các thí sinh đang lo lắng về khoản học phí trong 4 năm đại học vì được miễn 100% học phí.

Sinh viên sau khi được đào tạo ở các trường đại học sư phạm, khi ra ngoài xin việc cơ hội rất rộng mở. Hiện nay, không chỉ có riêng các trường công lập mà cũng rất nhiều trường cơ sở giáo dục tư nhân có nhu cầu tuyển dụng. Chính vì vậy, sinh viên học ngành sư phạm cũng là một bước đi có triển vọng trong tương lai.

Trong những năm gần đây, điểm chuẩn trường Đại học Sư phạm Hà Nội có ngành lên tới trên 28 điểm (Ảnh: TL)

Trong những năm gần đây, điểm chuẩn trường Đại học Sư phạm Hà Nội có ngành lên tới trên 28 điểm (Ảnh: TL)

Dưới đây là một số trường đại học đào tạo ngành Sư phạm Sinh học có chất lượng đào tạo tốt: trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, trường Đại học Giáo Dục (Đại học Quốc Gia Hà Nội), trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, trường Đại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng), trường Đại học Sư phạm TP. HCM, trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên....

Học khối B nên học ngành Chăn nuôi

Đối với ngành Chăn nuôi thì công việc này khá phù hợp với các bạn nữ. Thông thường, các bạn nữ sẽ cẩn thận, tỉ mỉ hơn các bạn nam.

Đặc biệt, sau khi học ngành chăn nuôi, sinh viên có thể làm các công việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi hay làm việc ở các trạm khuyến nông ở địa phương.

Về tầm nhìn đến năm 2040, chăn nuôi Việt Nam là ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại và được công nghiệp ở hầu hết các khâu từ sản xuất, chế biến đến kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm. (Ảnh: TL)

Về tầm nhìn đến năm 2040, chăn nuôi Việt Nam là ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại và được công nghiệp ở hầu hết các khâu từ sản xuất, chế biến đến kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm. (Ảnh: TL)

Theo thông tin từ Học viện Nông nghiệp Việt Nam, mức lương phổ biến của nhân viên ngành này dao động từ 10 - 15 triệu đồng/tháng. Riêng với những người tham gia hoạt động kinh doanh về chăn nuôi, mức lương có thể lên tới 20 - 25 triệu đồng/tháng.

Thí sinh có thể tham khảo một số trường đại học tuyển sinh khối B ngành Chăn nuôi: Học viện Nông nghiệp Việt Nam, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, trường Đại học Kiên Giang.

Học khối B có thể thi ngành Công nghệ thực phẩm

Công nghệ thực phẩm thuộc nhóm những ngành nghề có triển vọng trong tương lai. Đây là ngành học chuyên về lĩnh vực bảo quản, chế biến nông sản, kiểm tra, đánh giá chất lượng trong quá trình chế biến thực phẩm. Theo học ngành nghề này bạn cũng có thể nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất - bảo quản, tạo ra nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm hay hóa học.

Ngành Công nghệ thực phẩm được đánh giá là ngành học của tương lai vững vàng và ngành học đầy tiềm năng. (Ảnh: TL)

Ngành Công nghệ thực phẩm được đánh giá là ngành học của tương lai vững vàng và ngành học đầy tiềm năng. (Ảnh: TL)

Đối với các bạn sinh viên mới ra trường, bắt đầu với các vị trí công việc cơ bản sẽ có mức lương khoảng 8 - 14 triệu đồng/tháng, tăng dần theo trình độ và kinh nghiệm.

Một số trường đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm: Học viện Nông nghiệp Việt Nam, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, trường Đại học Nông Lâm Huế, trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, trường Đại học Trà Vinh.

Trên đây là 4 ngành có thu nhập cao và mang đến cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên. Các thí sinh có thể tham khảo thêm để đưa ra sự lựa chọn phù hợp với năng lực, sở thích bản thân./.

Nguồn: [Link nguồn]

Vị trí việc làm sau đào tạo đại học là nỗi quan tâm của đa số các sinh viên và các bậc phụ huynh trong nhiều năm nay. Nếu biết cách lựa chọn ngành học phù hợp với thời thế thì sinh viên không cần quá lo lắng về vị trí việc làm sau khi ra trường.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bảo An ([Tên nguồn])
Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN