GS Đào Trọng Thi: Ban phụ huynh đâu chỉ có thu tiền
Trước vấn đề lạm thu diễn ra trong trường học núp bóng danh nghĩa ban đại diện cha mẹ học sinh, GS Đào Trọng Thi- nguyên chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cho rằng, chức năng và nhiệm vụ ban phụ huynh đâu chỉ có thu tiền.
Còn xảy ra chuyện thu tiền là do họ làm không đúng quy định. Nhưng không vì một chuyện không đúng, bị biến tướng mà chúng ta phủ nhận một cơ chế mà còn làm nhiều việc khác nữa.
GS Đáo Trọng Thi - nguyên chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội
Trước sự việc ông Võ Quốc Bình (TPHCM) có con đang theo học tại trường Tiểu học Hòa Bình, quận 1, cho biết cách đây ít ngày, phụ huynh này đã viết thư kiến nghị giải tán ban đại diện cha mẹ học sinh. Phóng viên Tiền Phong đã có cuộc trao đổi với GS. TSKH Đào Trọng Thi- nguyên chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội về vấn đề này.
PV: Mấy ngày nay có một ông bố ở Sài gòn viết thư kiến nghị giải tán ban đại diện cha mẹ học sinh. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
GS Đào Trọng Thi: Tôi nghĩ ý kiến của phụ huynh này chưa thận trọng. Ban phụ huynh thì có chức năng và nhiệm vụ đâu chỉ là thu tiền. Còn việc để xảy ra chuyện ấy là do họ làm không đúng quy định thôi. Nhưng không vì một chuyện không đúng, bị biến tướng mà phủ nhận một cơ chế, một ban mà còn làm nhiều việc khác nữa.
PV: Vấn đề lạm thu đang diễn ra ở rất nhiều trường và rất nhiều phụ huynh phản đối nhiều khoản thu vô lí? Vậy theo ông tại sao lại “bùng nổ” các khoản thu tình nguyện như vậy?
GS Đào Trọng Thi: Mấu chốt ở chỗ chúng ta quy định ngoài các khoản thu bắt buộc rất ít ta cho phép các khoản thu tự nguyện và các nơi vận dụng khoản tự nguyện ấy. Ở Việt Nam biến tướng nhiều lắm. Danh nghĩa là tự nguyện nhưng lại không phải tự nguyện mà là bắt buộc. Cái đó rất khó kiểm soát.
Vấn đề ở chỗ, đối với phụ huynh này là bắt buộc nhưng với phụ huynh khác là tự nguyện. Trong phụ huynh cũng có sự phân hóa về điều kiện, về phân hóa cách tiếp cận. Có phụ huynh ủng hộ vì họ nghĩ khoản thu ấy phục vụ con người ta nếu như điều kiện người ta có. Nhưng có phụ huynh khó khăn không có điều kiện theo được. Tôi nghĩ, hệ thống quy định cùng với các biện pháp kiểm tra, giám sát việc thực hiện cần phải tăng cường hơn chứ hiện nay không rõ ràng nên không thực hiện được đúng.
Tôi nghĩ trong điều kiện chúng ta cần có sự đóng góp của xã hội cùng với nhà nước vì nhà nước không đủ khả năng nên cần sự đóng góp này. Bởi vậy, chúng ta không nên quá chặt chẽ ở các quy định về nguồn thu. Có những cái cần thiết thu rõ ràng nhưng chúng ta quy định như nhà nước lo được rồi mà sau lại lực bất tòng tâm.
Tôi nghĩ, phải quy định một cách hợp lý để xem khả năng của nhà nước đến đâu, nhu cầu của giáo dục đến đâu và cần thiết thì có sự đóng góp của xã hội. Nhưng khi kêu gọi thì phải công khai, khi chúng ta đã công khai, minh bạch như vậy thì thu có mức độ hợp lý. Ngoài ra, cần sự kiểm soát để có sự công bằng, phù hợp với khả năng của phụ huynh.
PV: Vậy chúng ta làm thế nào để việc đóng góp này mang đúng tính chất tự nguyện, thưa ông?
GS Đào Trọng Thi: Hiện nay, nhiều khoản thu mang danh nghĩa là tự nguyện nhưng trên hình thức là bắt buộc, thậm chí phụ huynh có thể kí tên tình nguyện đóng từng đấy tiền nhưng trước khi làm những cái đó sự chuẩn bị, thông qua ban phụ huynh học sinh sẽ thông qua việc thu ở mức này, cuối cùng thu định mức như nhau cả.
Nếu đóng góp theo đúng tự nguyện là sẽ có chuyện người đóng nhiều, người đóng ít, có người không đóng. Nhưng cuối cùng là mọi người đều đóng một chuẩn, một mức thì rõ ràng sẽ có dấu hỏi về tự nguyện vì điều kiện các phụ huynh khác nhau.
Đối với người ta 1 triệu không là gì nhưng có phụ huynh 100 nghìn đã là khó. Vì thế, có phụ huynh có điều kiện, họ có thể đóng gấp 10 lần phụ huynh khác tại sao chỉ bắt đóng bằng phụ huynh nghèo. Có phụ huynh sẵn sàng đóng nhiều vì người ta có điều kiện.
Một phụ huynh lớp 3.2 Trường Tiểu học Hòa Bình làm nóng vấn đề lạm thu đầu năm khi thẳng thắn viết vào thư ngỏ: Hội...