Đưa 2 con đi mua sắm nhưng hành động của ông bố khiến nhiều người phẫn nộ, nhìn cậu con trai ai cũng thương

Sự kiện: Giáo dục

Nhìn thấy hình ảnh này, ai cũng cho rằng, ông bố có sự thiên vị giữa các con.

Trong gia đình có từ 2 con trở lên, đòi hỏi bố mẹ phải có sự khéo léo và tinh tế trong quá trình nuôi dạy con. Bởi lúc này, sự quan tâm và tình yêu thương của bố mẹ sẽ không chỉ tập trung vào một đứa trẻ, mà phải biết cách làm sao cho cân bằng để các con đều cảm nhận được vị trí quan trọng của bản thân trong lòng bố mẹ.

Dù là con lớn hay con nhỏ, vai vế làm anh, làm chị, hay làm em thì cách bố mẹ ứng xử, giáo dục và nuôi dạy công bằng luôn là vấn đề quan trọng. Điều này sẽ quyết định đến quá trình phát triển lành mạnh của trẻ, mối quan hệ giữa bố mẹ con cái và đặc biệt là mối quan hệ anh chị em trong gia đình.

Tuy hầu như bố mẹ nào cũng hiểu rõ điều đó, nhưng trong thực tế cuộc sống, một số ông bố bà mẹ lại tỏ ra hời hợt, phớt lờ nó. Cụ thể như mới đây, hình ảnh ông bố ở Trung Quốc đưa cô con gái nhỏ và cậu anh trai lớn đi mua sắm, sau khi được chia sẻ trên mạng xã hội đã nhận về rất nhiều lời bàn tán trái chiều. Bởi vì trong ảnh, cách ông bố hành xử với hai con có sự khác nhau "một trời một vực", khiến ai nhìn vào cũng thấy phẫn nộ.

Đưa 2 con đi mua sắm nhưng hành động của ông bố khiến nhiều người phẫn nộ, nhìn cậu con trai ai cũng thương - 1

Đưa 2 con đi mua sắm nhưng hành động của ông bố khiến nhiều người phẫn nộ, nhìn cậu con trai ai cũng thương - 2

Trong khi cô em gái được ông bố bế trên tay, thì cậu anh trai lại lủi thủi đi theo sau lưng. Chẳng những thế, nhóc tỳ còn phải "vật lộn" với chiếc xe đẩy của em, vừa đẩy xe vừa cầm một cái xô. Nhìn thằng bé nhỏ nhắn như vậy mà phải xoay xở với đống đồ lỉnh kỉnh, không chỉ cư dân mạng nhìn hình mà chắc chẳn những người đi đường khi trông thấy cảnh tượng này, cũng đều sẽ thấy xót thương cho đứa trẻ hiểu chuyện.

10 bình luận thì đã hết 9 người cho rằng, ông bố đang có sự thiên vị giữa các con, và nếu bố làm vậy thì cậu con trai sẽ cảm thấy rất tủi thân, thậm chí còn vì thế mà hình thành tâm lý ganh ghét, đố kỵ với cô em gái của mình. Một số bình luận khác lại bày tỏ sự thích thú trước một cậu bé hiểu chuyện, muốn giúp đỡ bố, nên họ thấy hành động này là bình thường.

Trên thực tế, những tình huống tương tự như thế này trong cuộc sống hàng ngày vẫn thường xảy ra ở nhiều gia đình có từ 2 con trở lên. Khi nhà đông con thì việc bố mẹ có sự phân biệt, hoặc không tinh tế trong cách ứng xử giữa các con là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, để xây dựng một môi trường gia đình lành mạnh, tạo điều kiện tốt để các con cùng nhau phát triển toàn diện, thì việc bố mẹ nuôi dạy công bằng là vô cùng cần thiết.

Đưa 2 con đi mua sắm nhưng hành động của ông bố khiến nhiều người phẫn nộ, nhìn cậu con trai ai cũng thương - 3

Dưới đây là một số lỗi bố mẹ thường mắc phải và nên lưu ý không lặp lại nhiều lần, nếu không muốn các con cảm thấy tủi thân vì bị bố mẹ đối xử thiên vị.

- Đối xử khác biệt: Một lỗi phổ biến là bố mẹ đối xử khác biệt đối với các con. Điều này có thể được thể hiện thông qua sự ưu ái rõ rệt của bố mẹ đối với một đứa trẻ, hoặc dành nhiều thời gian và sự quan tâm cho một đứa trẻ nhất định. Khi các con khác cảm nhận được sự chênh lệch này, thì có thể cảm thấy bị tổn thương và bất công.

- So sánh và cạnh tranh: Bố mẹ thường có xu hướng so sánh giữa các con, khen ngợi một đứa trẻ hơn một đứa trẻ khác hoặc khuyến khích cạnh tranh giữa chúng. Việc này có thể gây ra sự ghen tỵ, bất hoà và cảm giác không công bằng trong mối quan hệ anh chị em. Thay vì so sánh, bố mẹ nên tập trung vào việc khuyến khích sự hợp tác giữa các con, và tạo động lực để các con cùng nhau phát triển các năng khiếu đặc biệt riêng của mình.

Đưa 2 con đi mua sắm nhưng hành động của ông bố khiến nhiều người phẫn nộ, nhìn cậu con trai ai cũng thương - 4

- Phân chia công việc không công bằng: Khi phân chia công việc trong gia đình, bố mẹ có thể không công bằng trong việc giao nhiều trách nhiệm và công việc khó khăn hơn cho một đứa trẻ. Điều này có thể làm cho các con cảm thấy bị thiên vị, và không được đánh giá đúng mức. Bố mẹ nên cân nhắc và phân chia công việc một cách công bằng, dựa trên khả năng và độ tuổi của từng đứa trẻ.

- Khác biệt trong việc lắng nghe và tương tác: Bố mẹ có thể không công bằng trong việc lắng nghe và tương tác với các con. Có thể họ thường chỉ quan tâm đến ý kiến và cảm xúc của một đứa trẻ hơn, trong khi lờ đi hoặc không chú ý đến những gì một đứa trẻ khác muốn chia sẻ. Điều này có thể khiến các con cảm thấy bị bỏ rơi, và không được coi trọng.

Để tránh tình trạng đối xử thiên vị giữa các con, bố mẹ cần nhớ rằng mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt với nhu cầu và khả năng phát triển khác nhau. Vậy nên, bố mẹ hãy tạo ra một môi trường gia đình tử tế và công bằng, nơi mà mỗi đứa trẻ được đánh giá và đối xử theo khả năng của mình. Bố mẹ cần lắng nghe và quan tâm đến tất cả các con, tạo cơ hội cho mỗi đứa trẻ được tỏa sáng, và phát triển theo cách riêng của chúng.

Đưa 2 con đi mua sắm nhưng hành động của ông bố khiến nhiều người phẫn nộ, nhìn cậu con trai ai cũng thương - 5

Một số gợi ý cho bố mẹ để tạo ra một môi trường gia đình công bằng, các con biết yêu thương nhau.

- Tôn trọng sự đặc biệt của từng đứa trẻ: Bố mẹ nên nhìn nhận và đánh giá từng đứa trẻ dựa trên sở thích, khả năng và đặc điểm cá nhân của trẻ. Tránh so sánh và đánh giá dựa trên tiêu chuẩn không công bằng. Hãy tạo ra một môi trường mà mỗi đứa trẻ được nhìn nhận, tôn trọng và yêu thương vì chính con người thật của chúng.

- Tạo cơ hội công bằng: Đảm bảo rằng mỗi đứa trẻ có cơ hội sử dụng các tài nguyên, quyền lợi và cơ hội phát triển tương đương nhau. Điều này có thể áp dụng cho việc chia sẻ thời gian, tài sản, quyền lợi và trách nhiệm trong gia đình. Đồng thời, bố mẹ hãy tạo ra môi trường khuyến khích sự hợp tác và chia sẻ giữa các con.

- Tạo không gian, thời gian riêng cho mỗi đứa trẻ: Đảm bảo rằng mỗi đứa trẻ có thời gian và không gian riêng để phát triển sở thích và mối quan tâm của mình. Tạo cơ hội cho từng đứa trẻ được thể hiện và phát triển cá nhân, mà không bị can thiệp hay bị xem như một bản sao của ai đó.

- Giao tiếp và giải quyết xung đột hiệu quả: Khi có xung đột xảy ra giữa các con, bố mẹ hãy tạo cơ hội cho các con thảo luận, lắng nghe và thấu hiểu lẫn nhau. Hãy khuyến khích các con cùng nhau tìm cách giải quyết xung đột dựa trên sự công bằng, hoà hợp, cùng tiến bộ.

Đưa 2 con đi mua sắm nhưng hành động của ông bố khiến nhiều người phẫn nộ, nhìn cậu con trai ai cũng thương - 6

- Tạo môi trường tôn trọng và yêu thương: Xây dựng một môi trường gia đình mà tất cả các thành viên được tôn trọng và yêu thương. Khuyến khích các con hỗ trợ lẫn nhau, chia sẻ và hợp tác một cách vui vẻ. Điều này giúp tạo ra một không gian gia đình lành mạnh, và công bằng cho tất cả mọi người.

- Mở rộng khái niệm về gia đình: Gia đình không chỉ bao gồm các mối quan hệ ruột thịt, mà còn có thể bao gồm nhiều hình thức gia đình khác. Đối xử công bằng và yêu thương đối với tất cả các thành viên trong gia đình, không phân biệt nguồn gốc hay quan hệ họ hàng là điều mà bố mẹ cần phải giáo dục con trẻ.

- Bố mẹ làm gương: Bố mẹ là tấm gương quan trọng cho các con noi theo. Hãy truyền tải thông điệp về sự công bằng, tôn trọng và tình yêu thương trong cách bố mẹ đối xử với các con và với nhau, hoặc với mọi người xung quanh. Bởi vì, hành vi của bố mẹ luôn có ảnh hưởng lớn đến cách các con nhìn nhận, và thực hành mọi vấn đề trong cuộc sống.

Nguồn: [Link nguồn]

Trước và sau năm 12 tuổi, đây là những gì cha mẹ cần biết để nuôi dạy con trai mình

Trước năm 12 tuổi, cha mẹ cần lập ra một số nguyên tắc. Sau năm 12 tuổi, cha mẹ cần tỏ ra thấu hiểu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo KIỀU TRANG ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN