Chuỗi ngày đầy bất hạnh của thần đồng từ chối kết hôn, không dự đám tang của cha ruột

Suốt những ngày cuối đời, thần đồng William James Sidis đã sống một cuộc sống cô độc và tìm mọi cách để trốn chạy khỏi gia đình của mình.

William James Sidis khi còn nhỏ.

William James Sidis khi còn nhỏ.

William James Sidis sinh ngày 1/4/1898 trong gia đình di cư người Ukraine gốc Do Thái. Ông nổi danh là “thần đồng”, sở hữu IQ khoảng 250-300 và được ghi nhận là người thông minh nhất thế giới.

Cha của ông là một nhà tâm lý học gương mẫu và có tới 4 bằng chứng nhận từ Harvard. Mẹ ông cũng là một bác sĩ đa khoa. Vì cha mẹ ông là thiên tài, từ nhỏ, William James Sidis cũng được kỳ vọng là xuất sắc như cha mẹ mình nhưng trí thông minh của ông vượt bậc hơn rất nhiều so với sự mong đợi.

Bố mẹ của William kỳ vọng rất nhiều vào con trai của mình đến mức mẹ của ông chấp nhận từ bỏ cả sự nghiệp để chuyên tâm dạy con. Dưới tham vọng cũng như nỗ lực của cha mẹ, William James Sidis sử dụng ngôn từ thành thạo khi mới 6 tháng tuổi và biết tự dùng thìa để ăn cơm khi 8 tháng tuổi. Khi ông được 18 tháng, ông đã đọc được báo The New York Times và sử dụng được máy tính khi mới lên 5. Lên 8, ông đã tự học và thông thạo được 8 thứ tiếng như Mỹ, Latin, Hy Lạp, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Đức, Thổ Nhĩ Kỳ và tiếng Do Thái.

Nhận thức được trí thông minh vượt bậc của con mình, cha của ông đã cố gắng nộp đơn xin học tại Harvard cho ông khi được 9 tuổi nhưng bị từ chối vì quá nhỏ cũng như chưa trưởng thành về mặt tâm lý. Hai năm sau, đại học Harvard đã chấp nhận ông và William trở thành người trẻ nhất được nhận vào Harvard vào năm 1909. Đến năm 1910, dưới áp lực và kỳ vọng của cha mẹ mình, kiến thức toán học của ông đã đạt đến đỉnh điểm đến nỗi ông bắt đầu giảng dạy các giáo sư của mình và nhận được danh hiệu thần đồng trẻ em. Hơn nữa, năm 16 tuổi, ông cũng hoàn thành xong bằng cử nhân nghệ thuật.

Nổi tiếng ở độ tuổi còn quá trẻ hay khi bạn còn đi học có thể là một điều vô cùng phiền phức. Vì vậy, việc luôn bị truyền thông săn đón và quan tâm đặc biệt trong suốt 5 năm đại học khiến William vô cùng mệt mỏi. Nên ngay sau khi tốt nghiệp, William tuyên bố muốn sống một cuộc sống ẩn dật cũng như tách biệt với xã hội để tránh khỏi những phiền toái ông đã chịu đựng suốt những năm qua. William cũng nói thêm rằng ông dự định sẽ không bao giờ kết hôn vì phụ nữ không hề hấp dẫn ông.

Ngoài sự nổi tiếng không mong muốn, những quyết định của ông khi trưởng thành cũng phản ánh rõ ràng những áp lực mà ông phải đối mặt từ khi sinh ra. Trong thời gian đó, người Mỹ tin rằng có thể biến trẻ em trở thành thần đồng nếu chúng được hưởng một nền giáo dục đúng đắn. Là một nhà tâm lý học tài năng, cha của William cũng muốn làm cho con trai mình tỏa sáng như một ngôi sao.

Để đạt được điều đó, ông ta áp dụng phương pháp giáo dục tâm lý của mình để nuôi dạy và thúc đẩy con trai trở thành thần đồng từ khi còn bé. Mặc dù William rất thích học và không hề phản ứng tiêu cực về điều đó khi còn nhỏ, nhưng quan điểm của ông đã thay đổi khi trưởng thành và ông đổ lỗi cho cha mình vì những rắc rối ông phải hứng chịu ở thời điểm hiện tại. Vì vậy, khi cha của ông qua đời năm 1923, William đã từ chối tham dự đám tang của cha ruột mình.

William James Sidis phải chịu nhiều áp lực từ gia đình.

William James Sidis phải chịu nhiều áp lực từ gia đình.

Chán nản với cuộc sống, William liên tục chuyển chỗ ở, công việc và đổi tên để tránh sự theo dõi từ truyền thông.

Trong thời gian này, ông viết hàng chục cuốn sách dưới nhiều bút danh, bao gồm về lịch sử nước Mỹ và sở thích sưu tầm vé xe. Ngoài ra, William xuất bản sách về vũ trụ học, đưa ra dự đoán về hố đen. Cuốn sách không được giới học giả đánh giá cao.

Cuộc sống tách biệt giúp William cảm thấy tốt hơn. Ông thích cảm giác cô độc và không hề liên lạc với gia đình hay bất cứ ai thực sự quan tâm ông.

Năm 1924, sự bình yên hiếm hoi ấy bị phá vỡ khi báo chí lần ra tung tích thần đồng ngày nào. Họ đưa loạt bài về công việc tầm thường cùng cảnh sống khốn khổ của người có IQ cao nhất thế giới.

Điều này khiến William xấu hổ và trầm cảm, nó đẩy ông lún dần vào cuộc đời tối tăm. Báo chí tiếp tục khai thác đề tài được dư luận quan tâm này.

Năm 1937, tờ New Yorker đăng bài April Fool, miêu tả quá trình William rơi từ đỉnh cao danh vọng tới cuộc sống khốn khổ, bị nhục mạ. Sau đó, gia đình ông khởi kiện tờ báo. Vụ kiện được giải quyết vào 7 năm sau nhưng những tổn thương nó gây ra cho thần đồng đã không thể vãn hồi.

Tháng 7/1944, William đột quỵ trong căn hộ nhỏ thuê ở Boston. Ông không bao giờ tỉnh lại nữa. Người đàn ông sở hữu IQ cao nhất thế giới qua đời ở tuổi 46 vì bị xuất huyết não như cha của mình.

Nguồn: [Link nguồn]

Bí ẩn hiện tượng người bình thường đột nhiên thành thiên tài

Đã có những bằng chứng cho thấy đôi khi tổn thương não có sức mạnh để mở khóa những tài năng sáng tạo phi thường....

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Tùng ([Tên nguồn])
Những thần đồng - thiên tài nổi tiếng TG Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN