Các giáo sư, tiến sĩ nổi tiếng của Việt Nam dạy con ra sao?

Các giáo sư, tiến sĩ nổi tiếng ở Việt Nam đều có những phương cách riêng để nuôi dạy con thành tài, thành người sống có mục đích và lý tưởng.

GS. NGND Nguyễn Lân Dũng chia sẻ: "Chính tinh thần làm việc và vượt qua gian khổ của bố mẹ có tác dụng giáo dục chúng tôi hơn rất nhiều những lời khuyên bảo. Chưa bao giờ bố tôi đánh mắng con cái mà chỉ là những lời khuyên nhẹ nhàng, những lời động viên kịp thời. Đến thế hệ chúng tôi cũng vậy.

Các giáo sư, tiến sĩ nổi tiếng của Việt Nam dạy con ra sao? - 1

Gia đình GS Nguyễn Lân Dũng chụp ảnh kỷ niệm với cố GS Nguyễn Lân

Tôi cho rằng: Đánh mắng con cái là hạ sách và rất ít tác dụng. Trẻ em cần sự yêu mến, sự động viên và rất kỵ sự ghét bỏ, sự đánh mắng.

 Bên cạnh đó, việc họn bạn cho con là việc rất cần làm, nhưng điều này không dễ gì khi không nâng cao được chất lượng học sinh ở bậc phổ thông. Các cụ thường dạy: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”...

Sự thương yêu và gương mẫu của bố mẹ có hiệu quả giáo dục tốt hơn rất nhiều so với sự đánh mắng nặng nề.

Con gái tôi thời học cấp III được học ở khoa chuyên của ĐH Khoa học Tự nhiên nên khá thuận lợi. Khi đang học lớp 12, cháu đã cùng vài bạn dịch một tác phẩm tiếng Anh khá dày và khá khó cho NXB Tri thức. Cháu rất thích thú với công việc này và nhờ đó khi sang Mỹ học Tiến sĩ về ngoại ngữ chuyên ngành, cháu rất thuận lợi.

Tôi nghĩ ở tuổi các cháu thì sự động viên, tạo điều kiện, thời gian cho học tập là quan trọng hơn so với sự theo dõi quá chặt chẽ để uốn nắn. Khi con mình đủ lớn cần tôn trọng, đừng gò ép theo tư duy có thể không còn thích hợp của mình".

GS. Hồ Ngọc Đại tâm sự: "Tôi không bao giờ có sức ép nào lên con  mình. Trong hoàn cảnh gia đình tôi, với những đứa trẻ khác có thể rất đặc biệt nhưng với con tôi thì không. Nó không để ý đến điều đó và nó không bị sức ép từ điều đó.

Thậm chí, nó rất ngại những cái gì có tính chất ưu tiên, ví dụ: Hồi nhỏ, ông ngoại cho xe đưa đi học nhưng nó không chịu. Nếu trời mưa buộc phải đi thì xe  của ông ngoại thì xe phải dừng đỗ cách rất xa trường học, để các bạn không ai nhìn thấy…

Hồi con tôi còn nhỏ, tôi rất bận rộn. Mẹ cháu có nói một điều: “Có một đứa con thôi mà anh cũng không chăm sóc, dạy dỗ được nó”. Tôi bảo: “Tôi lo cho hàng vạn, hàng triệu đứa trẻ như nó chứ đâu phải một mình nó…”

PSG.TS Trần Lưu Vân Hiền - mẹ GS Ngô Bảo Châu: "Tôi nghĩ truyền thống của gia đình ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển nhân cách của mỗi người...

Tôi cũng nuôi dạy con như nhiều gia đình khác. Tôi luôn nghĩ rằng con cái lớn lên với cách sống, cách suy nghĩ thường ngày của bố mẹ. Tôi có may mắn là Châu rất thích học vì vậy chúng tôi thường tìm kiếm những điều kiện tốt nhất về tài liệu và sự giúp đỡ của các thầy để Châu học được càng nhiều càng tốt.

Có điều giúp con cách sống để trở thành người tử tế là điều rất quan trọng. Gần đây Châu có nhắc đến một câu chuyện là “ Hồi nhỏ mẹ tôi bảo tôi nói dối là tội lớn nhất trên đời. Lúc đấy tôi cũng không hiểu tại sao tội nói dối lại to như thế, nhưng vẫn phải chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh thôi. Sau này tôi càng hiểu điều đó càng quan trọng với những người làm nghiên cứu khoa học như thế nào.

Châu sống ở nước ngoài lâu năm nhưng Châu cũng không thay đổi nhiều về cách sống cách nghĩ. Tôi nghĩ gia đình chúng tôi cũng may mắn là có Châu. Châu làm toán nhưng cũng sống nặng về tình cảm. Nhiều năm ở xa nhưng Châu luôn nhớ về ông bà, bố mẹ.

Về cách Châu và Thanh nuôi dạy con cái  tôi thấy cũng là một kinh nghiệm muốn trao đổi với gia đình các bạn trẻ. Các cháu sống rất tự lập, không được chiều chuộng nhiều như các cháu bé ở Việt Nam.

Các cháu cũng ham học, tự hoàn thành việc học của mình, nhiều khi còn ngại tìm kiếm sự trợ giúp của bố mẹ vì sợ làm phiền bố mẹ. Châu cũng dạy con biết quý công sức lao động của bố mẹ và bản thân mình. Vào những lúc rảnh, cháu lớn của Châu thường tìm những công việc làm thêm. Hai cháu bé tìm những việc làm giúp bố mẹ tại nhà để được nhận những khoản tiền nhỏ đóng góp vào các quỹ giúp đỡ các bạn nghèo tại trường học của mình".

Các giáo sư, tiến sĩ nổi tiếng của Việt Nam dạy con ra sao? - 2

Giáo sư Ngô Bảo Châu và mẹ

Nói về kinh nghiệm dạy con của mình, GS Hoàng Thị Châu chia sẻ: “Người Việt mình cứ phải dùng roi vọt để dạy con nhưng tôi không bao giờ đánh con. Thậm chí việc mắng con cũng rất hạn chế”.

Cô Châu cho rằng trẻ con hiện nay phải học quá nhiều. Thậm chí một điều phản giáo dục khi vào lớp 1 cũng phải thi. Chính điều đó đã vô hình dung khiến các em nhỏ cũng phải lao vào cuộc chạy đua do chính bố mẹ chúng tạo ra.

Vì vậy, việc dạy trước chương trình là điều chắc chắn sẽ xảy ra. Hậu quả còn để lại sau này nhiều học sinh do đã biết chương trình nên sẽ không chăm chú nghe cô giáo giảng bài. Phương pháp dạy con của nhiều gia đình hiện nay là trái với phương pháp giáo dục sư phạm.

GS Trần Văn Khê tâm sự: "Tôi không bao giờ bắt ép con tôi điều gì. Trước khi sang Pháp ở với tôi, ở Sài Gòn, Hải (GS Trần Quang Hải) đã học violon. Hồi đầu sang Pháp, tôi đã đi tìm lớp cho Hải học violon, theo lời nó yêu cầu. Vài năm sau, con tôi mới đổi sang học âm nhạc truyền thống.

Các giáo sư, tiến sĩ nổi tiếng của Việt Nam dạy con ra sao? - 3

Hai cha con GS Trần Văn Khê và GS Trần Quang Hải

Không chỉ dạy con mà tôi còn chỉ trao cho con một số kiến thức. Chẳng hạn, khi nghe lời góp ý thì nghe góp ý của cả những người nhỏ tuổi hơn, thậm chí là của học trò. Ai đến học mình, để họ tự coi là học trò của mình chứ mình không bao giờ coi đó là học trò. Mình chỉ là người đi trước dẫn đường cho người đi sau".

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Liên (Dân Việt)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN