Bí quyết giúp thí sinh nộp hồ sơ dễ trúng tuyển nhất

Tối ngày 5.8, ông Trần Văn Nghĩa – Phó Cục trưởng Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng Bộ GD-ĐT đã chia sẻ bí quyết giúp thí sinh nộp hồ sơ dễ trúng tuyển nhất.

Bí quyết giúp thí sinh nộp hồ sơ dễ trúng tuyển nhất - 1

Theo ông Nghĩa, thí sinh trước khi nộp hồ sơ xét tuyển nên tham khảo điểm chuẩn của những năm trước đó.

Trong buổi tư vấn xét tuyển vào đại học, cao đẳng 2015 do báo Sinh Viên Việt Nam tổ chức tối 5.8, có rất nhiều câu hỏi của thí sinh liên quan đến xét tuyển được lãnh đạo Bộ GD-ĐT giải đáp.

Thưa ông,ông có thể chia sẻ về cách nộp hồ sơ sao cho học sinh có hội trúng tuyển cao nhất?

Bí quyết giúp thí sinh nộp hồ sơ dễ trúng tuyển nhất - 2

Ông Trần Văn Nghĩa Phó Cục trưởng Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng Bộ GD-ĐT

Ngay từ bây giờ, các em phải tính toán để có thể trúng tuyển ngay nguyện vọng 1 (NV1). Đây là giai đoạn quan trọng bởi các trường dành đến 70% chỉ tiêu tuyển sinh dành cho đợt này.

Đối với NV1 thí sinh chỉ được đăng ký vào một trường, tối đa 4 nguyện vọng và theo thứ tự từ 1-4. Trong đợt xét tuyển đầu tiên này, thí sinh có thể điều chỉnh nguyện vọng hoặc rút hồ sơ. Thí sinh có thể tránh tình trạng khó xử bằng cách thức chọn trường phù hợp với mức điểm.

Vậy, cách thức chọn trường sao cho ở nguyện vọng 1, thí sinh có cơ hội đỗ cao nhất như thế nào, thưa ông?

Học sinh cần lưu ý, ngành nào năm trước điểm cao, năm nay sẽ tiếp lấy tục lấy điểm cao. Vậy thí sinh trước khi nộp hồ sơ xét tuyển nên tham khảo điểm chuẩn của những năm trước đó. Thí sinh nộp hồ sơ theo nguyên tắc: Điểm càng lệch theo chiều hướng tăng so với những năm trước càng xa thì độ an toàn càng cao.

Học sinh nên lưu ý phải tận dụng tối đa 4 ngành trong một trường để đảm bảo độ an toàn của mình. Các ngành theo thứ tự từ 1-4, học sinh tính toán về độ an toàn sao cho đảm bảo. Ví dụ: Ngành thứ nhất có thể là ngành mình yêu thích, ngành thứ hai gần sát với điểm chuẩn, ngành thứ ba sát với điểm chuẩn… so với năm ngoái. Học sinh không nên vội vã rút hồ sơ mà nên lựa chọn kỹ và “chiến đấu” đến cùng.

Thậm chí những em chỉ đạt điểm sàn trở lên là 15-16 điểm có thể chọn ngành đại học và cao đẳng vào cùng một trường để đảm bảo sự an toàn.

Với cách đăng ký hồ sơ xét tuyển này, học sinh hoàn toàn có thể yên tâm đỗ đại học, cao đẳng.

Theo tôi, thí sinh năm nay rất khó có thể trượt đại học. Nếu trượt là do cách tính toán của các em sai lầm, hoặc quyết định chỉ học những trường mình yêu thích.

Hiện tại các trường đã công bố danh sách tạm thời trúng tuyển. Vậy danh sách này có ý nghĩa như thế nào đối với thí sinh, thưa ông?

Đây chỉ là tính toán của các trường để có thể cung cấp danh sách tạm thời trúng tuyển. Danh sách này không có ý nghĩa là trúng tuyển chính thức, còn thay đổi theo ngày, với mục đích cho học sinh tham khảo.

Tuy nhiên, một số trường công bố không tuyển nữa vì đủ chỉ tiêu. Ông có thể cho ý kiến về điều này?

Bộ GD-ĐT đã quy định thời gian nộp NV1 trong thời gian 20 ngày. Nếu trường nào công bố đủ hồ sơ và không tuyển thêm nữa là sai quy định.

Tôi chắc chắn không có trường nào làm điều này bởi thêm nguyện vọng là thêm ngươi giỏi. Việc một số trường giữ nguyện vọng cũng đã được Bộ GD-ĐT cảnh cáo.

Năm nay nếu em trượt cả 4 nguyện vọng thì năm sau có phải thi lại từ đầu không, thưa ông?

Tôi cho rằng nếu em trượt cả 4 nguyện vọng thì quá sai lầm. Nếu làm theo cách tính toán như tôi hướng dẫn thì không thể sai được. Kỳ thi THT Quốc gia chỉ bảo lưu cho kỳ thi tốt nghiệp còn đại học em phải thi mới hoàn toàn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà Ngân (thực hiện) ([Tên nguồn])
Kỳ thi tốt nghiệp THPT Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN