Bài Toán Tiểu học: "2 x 3 : 3 =?", dân tình chắc nịch bằng 2 nhưng trật lất, cô giáo đưa ra đáp án không thể cãi được

Sự kiện: Giáo dục

Dù kết quả ra bằng 2 nhưng cách giải của cô giáo mới đúng.

Toán học là một bộ môn khoa học của những con số, kết quả của các phép tính, bài toán chỉ có đúng hoặc sai. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp thì dù có kết quả đúng nhưng vẫn không được chấp nhận vì áp dụng sai các quy tắc, định luật, định lý... của bộ môn này. Bởi môn học này còn đòi hỏi cả khả năng tư duy logic của người học.

Chính vì nhiều lúc chưa hiểu được hết những quy tắc trong toán học nên đã xảy ra những hiểu lầm. Mới đây, một phụ huynh đã đăng tải ảnh chụp bài tập của con mình và bức xúc, kết quả của học sinh và giáo viên đưa ra đều bằng 2, nhưng bài làm của học sinh lại không được công nhận. 

Cụ thể, với phép tính 2 x 3 : 3, học sinh thực hiện: 2 x 3 : 3 = 2 x 1 = 2; cô giáo thực hiện 2 x 3 : 3 = 6 : 3 = 2.

Bài Toán Tiểu học: "2 x 3 : 3 =?", dân tình chắc nịch bằng 2 nhưng trật lất, cô giáo đưa ra đáp án không thể cãi được - 1

Bài toán của học sinh có kết quả giống cô giáo nhưng vẫn bị gạch sai (Ảnh: Internet)

Sau khi nhận được lời phản ánh của phụ huynh, cô giáo đã giải thích rằng, học sinh tuy làm ra kết quả đúng nhưng cách làm lại hoàn toàn sai bản chất Toán học. Vì trong một phép tính chỉ có phép tính nhân và chia thì phải thực hiện từ trái qua phải, còn học sinh lại thực hiện phép chia trước (không đi theo thứ tự từ trái qua phải).

Cô giáo cũng đưa ra 3 quy tắc bất di bất dịch khi thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia như sau:

- Đầu tiên, thực hiện bất kỳ phép Toán nào bên trong dấu ngoặc đơn.

- Tiếp theo, thực hiện tất cả các phép nhân và phép chia theo thứ tự từ trái qua phải.

- Cuối cùng, thực hiện tất cả các phép cộng và trừ theo thứ tự từ trái qua phải.

Sau khi nhận về lời giải thích, phụ huynh mới hiểu ra rằng con mình đã mắc lỗi sai cơ bản nên việc không được tính điểm là hoàn toàn đúng. 

Đây cũng là kiến thức nền tảng quan trọng đối với các học sinh Tiểu học. Vì vậy, phụ huynh cần kết hợp với giáo viên, kèm cặp thêm cho con em mình tại nhà để có bước phát triển vững chắc hơn. 

Nguồn: [Link nguồn]

Bài toán ”17 con ngựa chia đều cho 3 anh em”, lời giải của bạn nhỏ khiến netizen thán phục

Xem xong cách giải bài toán của bạn nhỏ, dân mạng không thể nhịn cười vì đây là cách giải vừa hợp lý, vừa thông minh lại còn mang đậm tính nhân văn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hà Mã ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN