191.000 SV ra trường thất nghiệp: Bộ GD-ĐT có trách nhiệm gì?

Sự kiện: Thời sự

Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ lý giải, sinh viên ra trường có việc làm hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

191.000 SV ra trường thất nghiệp: Bộ GD-ĐT có trách nhiệm gì? - 1

Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ trả lời các đại biểu Quốc hội trước phiên chất vấn sáng 16/11.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trả lời chất vấn các đại biểu quốc hội về đề nóng đang được các cử tri quan tâm như cải cách giáo dục và đào tạo, chất lượng đào tạo, thực đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp…và trình trạng sinh viên ra trường thất nghiệp.

Đại biểu Hồ Thị Minh (Quảng Trị) đặt câu hỏi: Hiện nay có 191.000 sinh viên tốt nghiệp đại học chưa có việc làm. Nhưng ở các địa phương cũng có rất nhiều các trường đại học, các trường này vẫn tiếp tục đào tạo, gây mất cân đối cung cầu. Sinh viên ra trường không có việc làm, gây lãng phí nguồn lực xã hội. Đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp khắc phục tình trạng này, có nên tiếp tục đào tạo như vậy không?

Đại biểu Cao Thị Xuân (Thanh Hóa) cũng chất vấn: “Tình trạng sinh viên ra trường không có việc làm gây nhức nhối cho xã hội, Bộ trưởng có trách nhiệm gì đối với tình trạng này?

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) hỏi: “Trong số 191.000 sinh viên thất nghiệp thì Bộ GD-ĐT có lỗi gì không?

Trả lời câu hỏi của các đại biểu, Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ nói: “Tôi rất chia sẻ với con số đại biểu đưa ra. Tôi rất trăn trở với vấn đề này”.

Bộ trưởng cho biết, theo tính toán hiện nay, trong 5 năm có khoảng 300.000 sinh viên ra trường thất nghiệp. Số sinh viên có việc làm ngay chủ yếu tập trung ở những trường có chất lượng giáo dục tốt, có bề dày, số sinh viên thất nghiệp nhiều chủ yếu ở các trường mới thành lập, hoặc trường có chất lượng giảng dạy chưa cao. Tới đây Bộ GD-ĐT sẽ phân loại chất lượng các trường đại học. Phải quy hoạch lại mạng lưới, phân loại các trường đại học.

Ở các địa phương không nhất thiết phải có trường đại học, sinh viên không nhất thiết phải học gần nhà, chúng ta cần tập trung mạng lưới các trường đại học.

“Tôi rất trăn trở về vấn đề này. Tới đây với vai trò bộ trưởng, tôi sẽ tập trung siết chặt quản lý chất lượng đào tạo, không chỉ chất lượng đầu vào mà cả chất lượng đầu ra vì lâu nay chất lượng đầu ra chúng ta chưa chú trọng lắm” - Bộ trưởng Nhạ nói.

Ông Nhạ cũng lý giải, sinh viên ra trường có việc làm hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nữa, ví dụ như sự phát triển của doanh nghiệp, thị trường. Về việc nhiều sinh viên ra trường chất lượng chưa tốt, Bộ GD-ĐT xin nhận trách nhiệm.

“Tôi thành thật nhận trách nhiệm chứ không né tránh gì”, ông Nhạ nói.

Theo ông Nhạ, sắp tới, Bộ GD-ĐT sẽ phối hợp làm việc với các bộ, đặc biệt là Bộ LĐ-TB&XH để định hướng, phân luồng và giám sát các hoạt động giảng dạy, nhất là chương trình giảng dạy cho sát với thực tế, theo nhu cầu. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN