Kiếm hiệp Kim Dung: Sự thật về môn võ công đáng sợ của tổng đà chủ Thiên Địa Hội Trần Cận Nam

Tuy ít khi xuất thủ, nhưng với tuyệt kỹ Ngưng Huyết thần trảo, Trần Cận Nam đã được liệt vào hàng những cao thủ nhất nhì võ lâm trong Lộc đỉnh ký.

Xuất hiện trong bộ tiểu thuyết Lộc đỉnh ký của cố nhà văn Kim Dung, Ngưng Huyết thần trảo là võ công của Thiên Địa Hội tổng đà chủ Trần Cận Nam luyện. Môn công phu này rất hiểm độc, ai trúng phải thần trảo này chỉ trong ba ngày là huyết dịch toàn thân dần dần ngưng kết lại, biến thành đặc sệt như hồ, chẳng còn thuốc nào chữa được. Trên đời chỉ có Trần Cận Nam mới biết cách chữa: sau hai giờ luồng kình lực trong trảo sẽ phát tác. Khi đó, chớ tự phát kình lực để hoá giải, cứ đào huyệt dưới đất, chôn vùi toàn thân xuống, chỉ để hở mũi và miệng ra hô hấp. Mỗi ngày ngâm mình dưới đất bốn giờ, làm như vậy trong bảy ngày là không lo gì nữa.

Trần Cận Nam trong phim Tiểu Bảo và Khang Hy 2000.

Trần Cận Nam trong phim Tiểu Bảo và Khang Hy 2000.

Những người đã từng đọc qua tiểu thuyết Lộc đỉnh ký chắc chắn không ai không biết nhân vật Trần Cận Nam. Ông là Sư phụ đầu tiên của Vi Tiểu Bảo. Trong võ lâm truyền nhau câu nói: “Làm người mà không quen biết Trần Cận Nam thì dù có gọi là anh hùng cũng uổng phí!”. Người thủ lĩnh Thiên Địa Hội này văn có thể trị quốc an thiên hạ, võ có thể xoay chuyển càn khôn, lại rất mực giàu nghĩa khí giang hồ, cho nên anh hùng thiên hạ đều kính ngưỡng.

Kim Dung mô tả thì Trần Cận Nam vốn tên thật là Trần Vĩnh Hoa, người tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Trong tác phẩm Lộc đỉnh ký, trong đoạn Trần Cận Nam nhận Vi Tiểu Bảo làm đệ tử, có nói: “Ta họ Trần, tên là Cận Nam. Ba chữ Trần Cận Nam này là để dùng trong giang hồ. Nay ngươi bái ta làm thầy, phải biết tên thật của ta. Ta tên thật là Trần Vĩnh Hoa…”.

Trần Vĩnh Hoa vốn là một thuộc tướng của Trịnh Thành Công - một thủ lĩnh quân nổi dậy chống nhà Thanh ở Đài Loan. Ông được Trịnh Thành Công giao cho nhiệm vụ trở về lục địa, đổi tên thành Trần Cận Nam và sáng lập nên Thiên Địa Hội nhằm tập hợp những người trung thành với nhà Minh để chống lại nhà Thanh.

Về võ công Trần Cận Nam ít khi xuất thủ. Nhưng có lần, bốn tay cao thủ danh gia Từ Thiên Xuyên, Phong Tế Trung, Liễu Đại Hồng, Ngô Lập Thân đồng thời dùng phép cầm nã để tóm Lý Tây Hoa mà không được. Y chỉ bị Trần Cận Nam tóm chặt lấy chân như một chiếc vòng thép và ném xuống đất. Đó là công phu Ngưng Huyết thần trảo của Trần Cận Nam.

Nhưng Trần Cận Nam võ công cao cường như thế mà vẫn chưa phải vô địch thiên hạ vì xét ra bản lãnh của ông cũng không hơn Bán kiếm Hữu Huyết Phùng Tích Phạm và Thi Lang, giang hồ gọi ba người này là Đài Loan Tam Hổ.

Nhân vật có thật trong lịch sử

Theo khảo cứu của các nhà lịch sử thì trong lịch sử xác thực là có tồn tại nhân vật Trần Vĩnh Hoa.

Theo khảo cứu của các nhà lịch sử thì trong lịch sử xác thực là có tồn tại nhân vật Trần Vĩnh Hoa.

Trần Vĩnh Hoa (1634 - 1680), tự Phục Phủ, tương truyền còn có tên là Trần Cận Nam. Sử liệu chép rằng, cha của Trần Vĩnh Hoa là Trần Đỉnh, đỗ cử nhân năm 1627, trúng tiến sĩ năm 1644. Sau khi nhà Thanh vào Trung Nguyên, vua Sùng Trinh tự sát, Trần Đỉnh lui về quê ở ẩn, tránh thời loạn lạc.

Vào năm 1648, khi Trịnh Thành Công - một thủ lĩnh phản Thanh phục Minh - đem quân tấn công vào Đồng An (thuộc tỉnh Phúc Kiến), Trần Đỉnh từng gặp và cho Trịnh rất nhiều lời khuyên hữu ích. Tới khi quân Thanh tấn công vào Đồng An, Trần Đỉnh đã treo cổ tự sát. Trần Vĩnh Hoa khi đó mới 15, 16 tuổi.

Khi quân Thanh vào thành, Trần Vĩnh Hoa đã bỏ trốn khỏi Đồng An. Khi đó, Trịnh Thành Công chiếm cứ Hạ Môn (cũng thuộc tỉnh Phúc Kiến), mưu đồ phản Thanh phục Minh, vì vậy tìm mọi cách để lôi kéo các nhân sĩ trí thức trong cả nước về với mình.

Cảnh trong phim Tiểu Bảo và Khang Hy 2000.

Cảnh trong phim Tiểu Bảo và Khang Hy 2000.

Khi đó, Binh bộ Thị lang là Vương Trung Hiếu đã tiến cử Trần Vĩnh Hoa với Trịnh Thành Công. Sau khi Trần Vĩnh Hoa tới gặp và trò chuyện với Trịnh, Trịnh vui mừng lắm, nói: “Vĩnh Hoa, cậu thật là Ngọa Long tái thế!”.

Từ đó về sau, Trần Vĩnh Hoa nhận chức Tham quân trong đội quân phản Thanh phục Minh của Trịnh Thành Công. Nhưng qua khảo chứng, Trần Vĩnh Hoa không giỏi đàm luận, cũng chưa từng tiếp nhận quan chức dưới quyền Trịnh Thành Công, mà được Trịnh Thành Công mời làm thầy dạy cho con trai mình là Trịnh Kinh.

Sau khi Trịnh Thành Công qua đời, Trịnh Kinh ở Hạ Môn kế vị Duyên Bình vương, rồi nhiệm mệnh Trần Vĩnh Hoa làm Tư nghị tham quân. Lúc này Hoàng Chiêu ở Đài Loan ủng hộ lập em trai Trịnh Thành Công là Trịnh Tập thay làm Duyên Bình vương và Chiêu thảo đại tướng quân. Ông theo Trịnh Kinh về Đài Loan, đánh bại quân đội của Hoàng Chiêu, kết thúc nội loạn.

Từ đó Trần Vĩnh Hoa đi theo phò tá Trịnh Kinh xây dựng vương triều Minh Trịnh (hay Vương quốc Đông Ninh) ở Đài Loan, trong vai trò là nhà chính trị, nhà kinh tế, nhà giáo dục.

Tam quốc diễn nghĩa: Chân Dung mãnh tướng xếp sau Lã Bố của Đổng Trác

Là một trong tứ đại mãnh tướng của Đổng Trác, Lý Giác chỉ xếp sau Lã Bố và nắm triều đình nhà Hán trong tay.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quốc Tiệp ([Tên nguồn])
Anh hùng trong phim kiếm hiệp Kim Dung Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN