Sau 8 ngày công chiếu "Nhà bà Nữ" cán mốc 250 tỷ (theo Box Office Vietnam, đơn vị thống kê doanh thu độc lập theo thời gian thực), thu hút hơn 2,8 triệu khán giả ra rạp. Sau 1 năm điện ảnh Việt "chạm đáy" việc Nhà bà Nữ hút doanh thu "khủng" nhanh chóng nhận được sự quan tâm của khán giả lẫn giới chuyên môn. Bên cạnh những ý kiến trái chiều về việc sử dụng ngôn từ, tình tiết thái quá thì không thể phủ nhận sức hút của chủ đề chạm trúng tâm lý đại chúng, tìm cách chữa lành và để lại những bài học vừa vặn và việc khéo léo cài cắm những lời thoại đơn giản, triết lý "bình dân" nhưng chạm vào được những vết thương "tập thể".
Trấn Thành tung ra một triết lý đơn giản nhưng "bắt thóp" được kha khá suy nghĩ của người Việt ở nhiều thế hệ. Trong các mối quan hệ, đặc biệt là gia đình, bố mẹ luôn áp đặt con cái; những đứa trẻ cũng có khao khát, ước mơ riêng nhưng luôn bị quản thúc; vợ chồng cứ nghĩ đó là mối quan hệ mặc định, quen thuộc nên nhất định lỗi thuộc về đối phương. Thế nên, chẳng ai chịu nhường ai, cũng không ai chịu hiểu cho ai mà khoảng cách giữa những người thân dần lớn lên, dẫn đến những rạn nứt không đáng có.
Đây là câu thoại nổi bật nhưng cũng gây nhiều tranh cãi của "Nhà bà Nữ". Nhiều người cho rằng Ngọc Nhi (Uyển Ân) đang "ăn bám" mẹ, nhà nghèo thì có quyền gì mà đòi hỏi thất bại! Hay có những thất bại có thể khiến chúng ta mất hết tương lai. Liệu Nhi có biết thất bại của mình sẽ đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt của mẹ không? Thế nhưng, cũng phải hiểu một điều rằng thất bại mà Nhi đang nói tới ở đây là "thất bại trong ước mơ của con". Chẳng lẽ vì nhà nghèo, vì chưa tự kiếm ra tiền nuôi bản thân thì không có quyền có ước mơ?
Nhi có thai khi chưa kết hôn, cô bị mẹ mắng. Bà Nữ cố lý giải rằng mình đã làm tất cả vì con, đã cố gắng dùng hết kinh nghiệm, tất thảy sự bao bọc, nâng đỡ để con không thất bại. Bởi người ta thường tung hô thành công, dè bỉu sự thất bại vì nó thể hiện sự yếu kém, thua cuộc. Thế nhưng, "thất bại cũng là quyền của con người". Đặc biệt là với những người trẻ. Đôi lúc bài học rút ra từ sự thất bại còn quý giá hơn cả thành công. Người trẻ cần được trải nghiệm, được va vấp. Những "cú ngã" đau đớn sẽ khiến bạn mất mát, thiếu hụt nhưng từ đó mà bạn trưởng thành hơn, sống một cuộc đời đáng giá hơn.
Trong chuyện tình cảm của các cặp đôi trong phim, hầu như ai cũng nghĩ mình đúng và không chịu thừa nhận cái sai của mình để rồi ngày càng có khoảng cách và dần rời xa nhau. Đến cuối cùng, Nhi cũng không thông cảm được cho John. Như biết mình sai nhưng cũng không gạt bỏ được cái tôi để níu kéo chồng và ngược lại.
Bà Nữ muốn con học ngân hàng vì cái đó mẹ nghĩ tốt cho con nhưng Nhi đam mê làm gốm. Như mắng chồng "như hát hay" vì đó là thói quen, là thứ khiến cô cảm thấy mình có quyền. Nhi cũng quát mắng John cho đã mà không biết ngôn từ đã "giết chết" mối quan hệ của cả hai.
Tiếng lòng của Phú Nhuận ở gần cuối phim gây ấn tượng với nhiều người xem. Nhuận đến với Như vì yêu và có lẽ lúc anh quyết định rời đi thì tình yêu đó vẫn còn. Nhưng tình yêu dù có lớn đến đâu thì cũng không chiến thắng nổi sự bào mòn của những tổn thương, mâu thuẫn mà cặp đôi này có với nhau trong suốt ngần ấy năm sống chung.
Một ly nước cam bình thường ở vỉa hè có giá 10.000 VNĐ. Nhưng cũng là ly nước cam đó, khi được đựng trong một chiếc cốc khác, ở một cửa hàng tầm trung có giá 40.000 VNĐ nhưng ở một quán cafe đầu tư hơn thì có thể lên đến hàng trăm nghìn đồng. “Giá trị của một vật nằm ở chỗ nó được đặt ở đâu” là như thế. Thế nên, đừng bao giờ ngừng học hỏi, nâng tầm giá trị của bản thân để bạn trở nên đắt giá hơn.
Sau tất cả, những biến cố đã đi qua khiến những thành viên trong gia đình nhà bà Nữ thay đổi về cả tính cách lẫn cách đối xử với những người xung quanh và cả việc đối đã với chính bản thân mình.
Câu thoại cuối phim đúng với thực tế và cũng nói lên đúng hành trình mà các nhân vật vừa trải qua trong phim. Những va vấp, thất bại và mất mát đều là những bài học mà con người cần trải qua trên hành trình trưởng thành, để từ đó rút ra bài học, sống tốt hơn.
Nguồn: [Link nguồn]
X | ||||||
CN | T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 |