Phía sau đảo thiên đường
Ấn Độ, Hawaii và Campuchia là những điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới nhưng lại thường xuyên có mặt trong danh sách thiên đường du lịch “rác thải”.
Giống nhiều nơi khác trên thế giới, những thiên đường này cũng có các bãi rác thải khổng lồ nằm khuất tầm mắt của du khách. Ngoài các khu dân cư, rác thải hôi thối tập kết ở nhiều nơi, thậm chí là trên sông.
Một trong những cảnh tượng thường thấy ở thủ đô Jakarta - Indonesia là bọn trẻ lục lọi trong những “núi” rác mỗi ngày để tìm kiếm những món đồ có thể bán được cho các đại lý thu mua phế liệu với giá rẻ mạt.
Đó cũng là chuyện phổ biến ở thủ đô Dhaka, Bangladesh. Còn tại sông Hằng - Ấn Độ, nước thải, chất thải công nghiệp, xác động vật và người “trôi nổi” trên sông.
Trong khi đó, dù không nằm trong nhóm những nơi có bãi rác “khủng” nhưng thủ đô Bắc Kinh – Trung Quốc lại không thoát khỏi danh sách ô nhiễm môi trường. Bụi mù bao trùm thủ đô Bắc Kinh – Trung Quốc, nơi không khí ô nhiễm nghiêm trọng đến mức việc người dân đeo khẩu trang ra ngoài đã trở thành một cách sống.
Rác phủ kín bề mặt một dòng sông ở thủ đô Jakarta – Indonesia. Ảnh: Britannica
Một đứa trẻ lục lọi trong đống rác ở thủ đô Dhaka - Bangladesh. Ảnh: Photosbangladesh
Bãi rác trên đảo Tarawa. Ảnh: Reuters
Không khí ô nhiễm ở thủ đô Bắc Kinh – Trung Quốc ô nhiễm nặng. Ảnh: AP
Bụi mù dày đặc bao phủ thủ đô Bắc Kinh - Trung Quốc. Ảnh: Guardian
Bãi rác ven biển tỉnh Hải Nam – Trung Quốc. Ảnh: People.cn
Rác thải ở bãi biển Hawaii – Mỹ. Ảnh: AP
Người dân tắm gội trên sông Hằng đầy rác ở Ấn Độ. Ảnh: Gangaaction.org
Xác động vật trôi nổi trên sông Hằng là chuyện bình thường. Ảnh: AGENCY GENESIS
Thậm chí nhiều thi thể được thả trôi trên sông Hằng. Ảnh: Acenewsdesk