Nơi nào lạnh nhất Việt Nam?

Nơi đây có nhiệt độ trung bình năm là 15,5 độ C, thường xuyên có băng giá, thi thoảng có tuyết rơi vào mùa đông.

1

Nơi lạnh nhất Việt Nam là...?

Đỉnh Fanspan, Lào Cai

Khối núi Mẫu Sơn, Lạng Sơn

Tà Chì Nhù, Yên Bái

Câu trả lời đúng là đáp án B:

Khối núi Mẫu Sơn, Lạng Sơn là nơi lạnh nhất nước ta. Mẫu Sơn là vùng núi cao chạy theo hướng đông - tây, cách thành phố Lạng Sơn 30 km về phía đông, giáp biên giới Việt - Trung. Đỉnh Phia Mè, một trong 80 ngọn núi thuộc khối núi Mẫu Sơn, cao hơn 1.540 m so với mặt biển. Đây là nơi cao nhất của tỉnh Lạng Sơn. Do cấu tạo địa hình có nhiều dãy núi hình cánh cung mở ra ở phía bắc, chụm đầu về phía Tam Đảo, Mẫu Sơn là cửa ngõ đón gió mùa ở Việt Nam. Về mùa đông nhiệt độ Mẫu Sơn xuống tới âm độ, thường xuyên có băng giá, thi thoảng có tuyết rơi. Nhiệt độ trung bình ở đây là 15,5 độ C, đỉnh núi này quanh năm có mây phủ.

2

Khối núi Mẫu Sơn, Lạng Sơn là nơi cao nhất Việt Nam?

Sai

Đúng

Câu trả lời đúng là đáp án A:

Đỉnh Fansipan, Lào Cai, là nơi cao nhất Việt Nam. Fansipan (còn được viết là Phan Si Păng hay Phan Xi Păng) là đỉnh núi cao nhất của Việt Nam, nằm trên dãy núi Hoàng Liên Sơn ở vùng Tây Bắc Bộ Việt Nam. Đỉnh núi có độ cao tuyệt đối là 3147,3 m. Fansipan cũng là đỉnh núi cao nhất bán đảo Đông Dương và được mệnh danh là "Nóc nhà Đông Dương".

3

Núi Tô Thị hay còn gọi là núi Vọng Phu nằm ở xã nào ở Lạng Sơn?

Lâm Ca

Bắc Xa

Tam Thanh

Câu trả lời đúng là đáp án C:

Núi Tô Thị hay còn gọi là núi Vọng Phu nằm ở xã Tam Thanh, Lạng Sơn. Tương truyền ngày xưa, có sự tích nàng Tô Thị bồng con chờ chồng đi đánh giặc trở về. Chờ mãi không thấy bóng dáng chồng, hai mẹ con nàng hoá đá. Ngày nay trên đỉnh núi Tô Thị có một tảng đá tự nhiên với hình dạng khá giống người phụ nữ bế con, nên được người đời đặt tên là núi Vọng Phu như một biểu tượng cho tấm lòng thuỷ chung son sắt của phụ nữ Việt.

4

Đỉnh Phjia Pò (Công Sơn)- cao nhất vùng đông bắc Bắc bộ (Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh) là bao nhiêu m?

Cao 1.541 m

Cao 1.641 m

Cao 2.541 m

Câu trả lời đúng là đáp án A:

Mẫu Sơn trong bài này nói về một dãy núi cao thuộc tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam. Đây là một dãy núi cao chạy theo hướng đông-tây, nằm ở phía đông bắc tỉnh Lạng Sơn thuộc địa phận chính của 3 xã: Mẫu Sơn, Công Sơn huyện Cao Lộc và xã Mẫu Sơn huyện Lộc Bình, của tỉnh Lạng Sơn. Trung tâm dãy núi, (khu du lịch hiện tại) cách thành phố Lạng Sơn 30 km theo đường bộ về phía đông. Đầu phía đông dãy núi giáp với biên giới Việt-Trung. Đây là dãy núi có địa hình và hệ sinh thái vùng núi cao ngoạn mục và đa dạng. Độ cao trung bình của dãy núi từ 800 – 1.000 m so với mực nước biển, với trên 80 ngọn núi lớn nhỏ cao từ 600 m trở lên. Đỉnh Phjia Pò (Công Sơn) cao 1.541 m, cao nhất vùng đông bắc Bắc bộ (Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh). Đỉnh Phjia Mè (Mẫu Sơn) cao 1520 m. Công Sơn và Mẫu Sơn với một mối tình huyền thoại bi thương (tham khảo các bài khác) và có tên Mẫu Sơn ngày nay.

5

Tỉnh Lạng Sơn có bao nhiêu huyện biên giới?

5 huyện

6 huyện

7 huyện

Câu trả lời đúng là đáp án A:

Tỉnh Lạng Sơn có 5 huyện giáp biên giới (Tràng Định, Văn Lãng, Cao Lộc, Lộc Bình, Đình Lập), với 2 cửa khẩu quốc tế lớn: Cửa khẩu Ga đường sắt Đồng Đăng huyện Cao Lộc và cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị, một cửa khẩu quốc gia: Chi Ma (huyện Lộc Bình) và 10 lối mở biên giới với Trung Quốc.

6

Tại cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị, phía Việt Nam đã cắm cột mốc nào?

Cột mốc 1115

Cột mốc 1116

Cột mốc 1117

Câu trả lời đúng là đáp án B:

Cửa khẩu Hữu Nghị là cửa khẩu Quốc tế của Việt Nam nằm trên biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Đây là cầu nối quan trọng trong việc phát triển kinh tế cũng như giao thương giữa hai nước Việt - Trung và cũng là điểm nối tuyến đường cao tốc Nam Ninh – Hà Nội. Tại cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị, phía Việt Nam đã cắm cột mốc 1116 và phía Trung Quốc cắm cột mốc 1117.

7

Dân tộc thiểu số nào ở đây chiếm đa số ở tỉnh này?

Tày

Nùng

Dao

Câu trả lời đúng là đáp án B:

Lạng Sơn đông dân tộc thiểu số sinh sống, chiếm 84,74% tổng số dân của tỉnh. Người Nùng đông nhất Lạng Sơn, chiếm 43,9%. Đứng thứ hai là người Tày với 35,3%, người Kinh chiếm 15,3%, tập trung ở các thị xã, thị trấn; người Dao chiếm 3,5%, dân tộc Hoa, Sán Chay, Mông và các dân tộc khác chiếm khoảng 1,4%. Hiện ngôn ngữ chủ yếu được sử dụng vẫn là tiếng Việt (tiếng Kinh), tuy nhiên, tại các làng bản đông người Tày, Nùng sinh sống, đồng bào vẫn sử dụng ngôn ngữ dân tộc để giao tiếp hằng ngày. Cũng giống như nhiều dân tộc khác, ngôn ngữ của người Tày, Nùng Lạng Sơn tồn tại dưới hai dạng: chữ viết và tiếng nói.

Nếu bạn trả lời đầy đủ các câu hỏi trên, hãy nhấn "Xem thêm kết quả"

Nguồn: [Link nguồn]

Khoảng hàng trăm triệu năm trước khu vực vịnh Hạ Long là những đầm lầy ẩm ướt với những cánh rừng tuế, dương xỉ khổng lồ tích tụ nhiều thế hệ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đỗ Hợp ([Tên nguồn])
Khám phá 63 tỉnh thành Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN