Nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới có tên là gì?
Thủy điện này lớn nhất thế giới, được xây dựng trên sông Dương Tử, ở tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc với tổng công suất lắp đặt là 22.500 MW.
Nhà máy thủy điện đầu tiên của Việt Nam tên là gì?
Nhà máy thủy điện Sơn La
Nhà máy thủy điện Ankroet
Nhà máy thủy điện Yaly
Câu trả lời đúng là đáp án B:
Theo Địa chí Đà Lạt, nhà xuất bản Tổng hợp TP HCM, Nhà máy thủy điện Ankroet là nhà máy thủy điện đầu tiên của Việt Nam được khởi công vào tháng 10/1942 và khánh thành vào năm 1945, chính thức phát điện năm 1946. Vào thập kỷ 30 của thế kỷ XX, Toàn quyền Decoux đã cho khảo sát và quyết định xây dựng Nhà máy Thủy điện Ankroet từ đồ án quy hoạch Đà Lạt của kiến trúc sư Lagisquet. Ban đầu nhà máy được lắp đặt hai tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 300 kW. Nhà máy phát điện đưa về Đà Lạt hòa điện với Nhà máy điện diesel, chủ yếu cấp điện cho Đà Lạt, nơi được người Pháp xây dựng để trở thành thành phố nghỉ dưỡng. Công trình nằm sâu trong thung lũng Dan Kia - Suối Vàng, giữa rừng thông, cách TP Đà Lạt khoảng 15 km. Hiện nay, thủy điện Ankroet vẫn rất kiên cố, có kiến trúc hài hòa với thiên nhiên. Tổng thể công trình trông như một biệt thự nghỉ dưỡng chứ không mang dáng dấp của công xưởng. Ngoài thời gian xả lũ, nước trong đoạn suối dẫn vào nhà máy khá cạn, khách có thể đi bộ xuống giữa dòng thưởng lãm, cắm trại giữa núi rừng.
Nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á ở tỉnh nào?
Sơn La
Hòa Bình
Lâm Đồng
Câu trả lời đúng là đáp án A:
Thủy điện Sơn La là nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á với công suất 2.400 MW, được xây dựng tại xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Công trình được khởi công tháng 12/2005 và hoàn thiện toàn bộ vào cuối năm 2012. Giai đoạn thi công cao điểm, công trình này cần tới 13.000 người. Để thi công nhà máy, hơn 20.000 hộ dân của ba tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu phải di dời. Công trình có tổng mức đầu tư khoảng 60.000 tỷ đồng, sản lượng điện trung bình hàng năm hơn 10 tỷ kWh và đảm nhiệm chống lũ về mùa mưa, cung cấp nước về mùa khô cho đồng bằng Bắc Bộ. Thủy điện Sơn La phát điện tổ máy số một vào ngày 25/12/2010, sớm hơn hai năm so với yêu cầu của quốc hội. Toàn bộ nhà máy đưa vào vận hành sớm ba năm đồng nghĩa với việc cung cấp cho nền kinh tế ngoài kế hoạch 30 tỷ kWh, tương đương giá trị 1,5 tỷ USD.
Ba nhà máy thủy điện lớn nào cùng xây dựng trên dòng sông Đà?
Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu
Hòa Bình, Yaly, Đồng Nai
Lai Châu, Sơn La, Yaly
Câu trả lời đúng là đáp án A:
Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, sông Đà là phụ lưu lớn nhất trong hệ thống sông Hồng. Ba nhà máy thủy điện trên dòng sông Đà gồm Hòa Bình, Sơn La và Lai Châu có tổng công suất 6.000 MW, là chuỗi nhà máy trên một dòng sông lớn nhất Đông Nam Á và đóng góp 30% sản lượng điện quốc gia.
Nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á trong thế kỷ 20 của Việt Nam tên là gì?
Nhà máy Thủy điện Yaly
Nhà máy Thủy điện Hòa Bình
Nhà máy Thủy điện Trị An
Câu trả lời đúng là đáp án B:
Nhà máy Thủy điện Hoà Bình được xây dựng tại hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, trên dòng sông Đà. Đây là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á từ năm 1994 cho đến khi kỷ lục này bị phá vỡ bởi Nhà máy thủy điện Sơn La, khánh thành năm 2012. Ngày 6/11/1979, công trình Nhà máy Thủy điện Hòa Bình chính thức được khởi công. Trên công trường quy mô lớn nhất Đông Nam Á thời điểm đó, cao điểm có đến 40.000 công nhân làm việc. Nhà máy thủy điện Hòa Bình do Liên Xô giúp đỡ xây dựng và hướng dẫn vận hành gồm 12 cửa xả và 8 tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 240 MW. Sản lượng điện hàng năm là 8,16 tỷ kilowatt giờ (KWh).
Nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới có tên là gì?
Nhà máy thủy điện Tam Hiệp (Trung Quốc)
Nhà máy thủy điện Itaipu (Brazil và Paraguay)
Nhà máy thủy điện Xiluodu (Trung Quốc)
Câu trả lời đúng là đáp án A:
Thủy điện Tam Hiệp (Three Gorges) là dự án thủy điện lớn nhất thế giới, được xây dựng trên sông Dương Tử, ở tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc với tổng công suất lắp đặt là 22.500 MW. Thủy điện Tam Hiệp bao gồm 32 tổ máy, mỗi tổ máy công suất 700 MW và 2 tổ máy nhỏ hơn (mỗi tổ máy 50 MW). Sản lượng điện hằng năm của nhà máy ước đạt 85 tỷ kWh. Đập Tam Hiệp dài 2,3 km, chiều cao 181 m, được thiết kế để kiểm soát lũ lớn ở phần thượng lưu của sông Dương Tử bằng cách chuyển hướng chúng xuống hạ lưu. Khởi công xây dựng từ tháng 12/1994, đi vào hoạt động từ năm 2003, nhà máy thủy điện trị giá hơn 31 tỷ USD, đã tạo ra kỷ lục thế giới về sản lượng điện hằng năm từ một nhà máy thủy điện vào năm 2020, là 111,8 tỷ kWh. Điện sản xuất từ thủy điện Tam Hiệp kết nối với hai đường dây truyền tải siêu cao áp là Tam Hiệp – Trường Châu và Tam Hiệp – Quảng Đông, truyền tải điện năng về phía đông (khu vực Thượng Hải) và phía nam (khu vực Quảng Đông). Đập Tam Hiệp từng đón đỉnh lũ lớn nhất vào tháng 8/2020 kể từ khi nó đi vào hoạt động, làm dấy lên những lo ngại về hiệu quả chống lũ.
Mỹ là nước sở hữu nhiều đập trên sông thứ mấy trên thế giới?
Thứ nhất
Thứ hai
Thứ ba
Câu trả lời đúng là đáp án B:
Mỹ là nước sở hữu nhiều đập trên sông thứ hai trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc, với khoảng 79.000 đập, trong đó có 2.500 đập thủy điện. Từ khi Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt kêu gọi khai thác triệt để mọi dòng chảy, xứ sở cờ hoa đã biến thế kỷ 20 trở thành kỷ nguyên vàng của ngành xây đập thủy điện. Thời kỳ này đã cho ra đời 2 đập thủy điện tầm cỡ nhất và hiện vẫn là nguồn thủy điện lớn nhất ở Mỹ là đập Hoover trên sông Colorado hoàn thành năm 1936 và đập Grand Coulee trên sông Columbia hoàn thành năm 1942.
Vụ vỡ đập Bản Kiều được xây dựng trên sông Ru tỉnh Hà Nam, Trung Quốc gây ra thiệt hại bao nhiêu người?
75.000 người
175.000 người
275.000 người
Câu trả lời đúng là đáp án B:
Mùa lũ năm 1975 đã xảy ra vụ vỡ đập Bản Kiều được xây dựng trên sông Ru tỉnh Hà Nam, Trung Quốc gây ra thiệt hại nặng nề và khiến 175.000 người thiệt mạng và hơn 11 triệu người khác mất nhà cửa.
Ngày 11/8/1979, đập Machchu - 2 , Ấn Độ bị vỡ đã khiến bao người thiệt mạng?
50.000 người
15.000 người
25.000 người
Câu trả lời đúng là đáp án C:
Ngày 11/8/1979, đập Machchu - 2 nằm trên sông Machchu, Morbi, Ấn Độ bị vỡ, tạo ra một bức tường nước khổng lồ, quét qua thị trấn Morbi gây ra thiệt hại rất lớn khi số người thiệt mạng lên đến 25.000 người. Nguyên nhân của sự cố là những trận mưa lớn ở đầu nguồn, làm con đập đắp bằng đất dài 4km bị tan rã. Khả năng thiết kế của đập chỉ chịu được lưu lượng 5.663 m3/s trong khi trận mưa lớn năm đó làm lưu lượng lên đến 16.307 m3/s, gấp 3 lần sức chịu đựng của công trình. Trong vòng 20 phút, nước lũ đã dâng từ 3,7 lên 9,1m, nhấn chìm toàn bộ thị trấn công nghiệp Morbi nằm sau con đập 5 km. Trong quá trình tái xây dựng, con đập mới đã được tăng cường khả năng chịu đựng với lưu lượng lên đến 21.000 m3/s.
Bạn hãy tiếp tục tìm hiểu về các quốc gia trên thế giới nhé!
Nguồn: [Link nguồn]Nguồn: [Link nguồn]
Núi Phú Sĩ - ngọn núi linh thiêng với đỉnh núi quanh năm tuyết phủ trắng là nơi thiêng liêng sẽ bảo vệ cho sự bình an và phồn thịnh của mọi người.