10 điểm đến cho thấy sự kỳ diệu của tự nhiên

Sự kiện: Du lịch, lễ hội

Có thể nói, mẹ thiên nhiên là một nhà ảo thuật đầy tài năng. Dưới đây là những địa điểm khiến du khách không thể tin vào mắt mình.

Núi lửa Tolbachik, Nga: Theo Lonely Planet, đi bộ qua thung lũng phủ đầy tro giữa các ngọn núi lửa Tolbachik, bạn sẽ phát hiện loạt UFO khổng lồ lơ lửng trong không trung. Thực tế, vật thể trông giống UFO này là những đám mây dạng thấu kính có hình dạng giống như chiếc đĩa. Thường bị nhầm là UFO, những đám mây này chỉ xuất hiện trong một số điều kiện thời tiết nhất định khi nhiệt độ đủ thấp và độ ẩm trong không khí có lợi cho chúng. Ảnh: Guardian.

Núi lửa Tolbachik, Nga: Theo Lonely Planet, đi bộ qua thung lũng phủ đầy tro giữa các ngọn núi lửa Tolbachik, bạn sẽ phát hiện loạt UFO khổng lồ lơ lửng trong không trung. Thực tế, vật thể trông giống UFO này là những đám mây dạng thấu kính có hình dạng giống như chiếc đĩa. Thường bị nhầm là UFO, những đám mây này chỉ xuất hiện trong một số điều kiện thời tiết nhất định khi nhiệt độ đủ thấp và độ ẩm trong không khí có lợi cho chúng. Ảnh: Guardian.

Green Flash, Hawaii: Dù không phải là cảnh tượng diễn ra hàng ngày, một số người may mắn ghé thăm Hawaii có thể bắt gặp tia chớp màu xanh xuất hiện lúc hoàng hôn hay bình minh. Tia chớp xanh là ảo ảnh quang học khi vành trên của mặt trời màu cam đổi màu trong thời gian ngắn và chuyển sang màu xanh lá cây khi nó lặn hoặc mọc lên từ đường chân trời. Thực tế, mặt trời chỉ chuyển sang màu xanh trong 1-2 giây, vì thế có tên là "đèn flash". Ảnh: @danlamayer.

Green Flash, Hawaii: Dù không phải là cảnh tượng diễn ra hàng ngày, một số người may mắn ghé thăm Hawaii có thể bắt gặp tia chớp màu xanh xuất hiện lúc hoàng hôn hay bình minh. Tia chớp xanh là ảo ảnh quang học khi vành trên của mặt trời màu cam đổi màu trong thời gian ngắn và chuyển sang màu xanh lá cây khi nó lặn hoặc mọc lên từ đường chân trời. Thực tế, mặt trời chỉ chuyển sang màu xanh trong 1-2 giây, vì thế có tên là "đèn flash". Ảnh: @danlamayer.

Pedra do Telégrafo, Rio de Janeiro: Hình ảnh những người treo trên mép đá rất nổi tiếng trên mạng xã hội. Loạt ảnh này được chụp tại Pedra do Telégrafo ở Rio de Janeiro. Thực tế, có một tảng đá cao chưa đầy 1 m dưới chân họ. Ý tưởng treo lơ lửng trên không được thực hiện nhờ góc chụp phù hợp, ảo ảnh quang học tự nhiên của tảng đá. Ảnh: @pedradotelegrafo_rj.

Pedra do Telégrafo, Rio de Janeiro: Hình ảnh những người treo trên mép đá rất nổi tiếng trên mạng xã hội. Loạt ảnh này được chụp tại Pedra do Telégrafo ở Rio de Janeiro. Thực tế, có một tảng đá cao chưa đầy 1 m dưới chân họ. Ý tưởng treo lơ lửng trên không được thực hiện nhờ góc chụp phù hợp, ảo ảnh quang học tự nhiên của tảng đá. Ảnh: @pedradotelegrafo_rj.

Đồi Magnetic, Ấn Độ: Cách thành phố Leh ở khu vực phía Bắc Ladakh (Ấn Độ) khoảng 30 km là đoạn đường thách thức trọng lực một cách bí ẩn. Dù con đường là nhân tạo, không ai có thể giải thích tại sao ô tô, thay vì lăn xuống dốc khi đứng yên, lại lăn ngược lên dốc. Được người dân địa phương gọi là "đồi trọng lực", truyền thuyết kể rằng đây là con đường bí ẩn dẫn đến thiên đường. Các giải thích khoa học nhận định là một lực từ trường mạnh kéo các phương tiện theo hướng lên dốc. Ảnh: @mrbhat_on_wheels.

Đồi Magnetic, Ấn Độ: Cách thành phố Leh ở khu vực phía Bắc Ladakh (Ấn Độ) khoảng 30 km là đoạn đường thách thức trọng lực một cách bí ẩn. Dù con đường là nhân tạo, không ai có thể giải thích tại sao ô tô, thay vì lăn xuống dốc khi đứng yên, lại lăn ngược lên dốc. Được người dân địa phương gọi là "đồi trọng lực", truyền thuyết kể rằng đây là con đường bí ẩn dẫn đến thiên đường. Các giải thích khoa học nhận định là một lực từ trường mạnh kéo các phương tiện theo hướng lên dốc. Ảnh: @mrbhat_on_wheels.

Salar de Uyuni, Bolivia: Các bãi muối ở Bolivia - một trong những bãi muối lớn nhất thế giới - là điểm mốc cho những ảo ảnh quang học. Trong khi các bãi muối được lấp đầy bởi một lớp muối trắng gần như quanh năm, thỉnh thoảng nước từ các hồ gần đó chảy qua và lớp nước mỏng biến Salar de Uyuni thành tấm gương trong suốt phản chiếu bầu trời. Bất kỳ ai đến thăm cánh đồng muối ở Bolivia trong thời gian này sẽ thấy như đang bước đi với bầu trời ở cả trên đầu và dưới chân. Ảnh: @salardeuyuni.bolivia.

Salar de Uyuni, Bolivia: Các bãi muối ở Bolivia - một trong những bãi muối lớn nhất thế giới - là điểm mốc cho những ảo ảnh quang học. Trong khi các bãi muối được lấp đầy bởi một lớp muối trắng gần như quanh năm, thỉnh thoảng nước từ các hồ gần đó chảy qua và lớp nước mỏng biến Salar de Uyuni thành tấm gương trong suốt phản chiếu bầu trời. Bất kỳ ai đến thăm cánh đồng muối ở Bolivia trong thời gian này sẽ thấy như đang bước đi với bầu trời ở cả trên đầu và dưới chân. Ảnh: @salardeuyuni.bolivia.

Vườn quốc gia Namib-Naukluft, Namibia: Đứng tại Công viên Quốc gia Namib-Naukluft có cảm giác như đang ở trong một bức tranh. Sâu bên trong Namib Dessert là công viên quốc gia khiến tất cả du khách phải sửng sốt: Khi mặt trời phản chiếu trên những bãi cát của sa mạc, cát chuyển sang màu cam sáng. Cát màu cam tạo nên phông nền giống như bức tranh ngoạn mục tương phản với nền đất sét trắng và những cây lạc đà khô đứng thẳng. Ngay cả các bức ảnh kỹ thuật số của Vườn quốc gia Namib-Naukluft cũng trông giống như tranh vẽ tay. Ảnh: @craigelsonphotography.

Vườn quốc gia Namib-Naukluft, Namibia: Đứng tại Công viên Quốc gia Namib-Naukluft có cảm giác như đang ở trong một bức tranh. Sâu bên trong Namib Dessert là công viên quốc gia khiến tất cả du khách phải sửng sốt: Khi mặt trời phản chiếu trên những bãi cát của sa mạc, cát chuyển sang màu cam sáng. Cát màu cam tạo nên phông nền giống như bức tranh ngoạn mục tương phản với nền đất sét trắng và những cây lạc đà khô đứng thẳng. Ngay cả các bức ảnh kỹ thuật số của Vườn quốc gia Namib-Naukluft cũng trông giống như tranh vẽ tay. Ảnh: @craigelsonphotography.

Thác nước dưới nước, Mauritius: Quốc đảo Mauritius nằm trên cao nguyên dưới biển được gọi là Mascarene. Ngoài khơi bờ biển Mauritian là một trong những ảo ảnh quang học tự nhiên mê hoặc: Một thác nước dưới nước. Nơi đây trông giống như một thác nước sâu bên trong đại dương màu ngọc lam, nhưng thực ra không phải là nước. Ảo giác về thác nước dưới nước được tạo ra bởi cát bị dòng hải lưu đẩy ra khỏi cao nguyên. Ảnh: Blaze Trends.

Thác nước dưới nước, Mauritius: Quốc đảo Mauritius nằm trên cao nguyên dưới biển được gọi là Mascarene. Ngoài khơi bờ biển Mauritian là một trong những ảo ảnh quang học tự nhiên mê hoặc: Một thác nước dưới nước. Nơi đây trông giống như một thác nước sâu bên trong đại dương màu ngọc lam, nhưng thực ra không phải là nước. Ảo giác về thác nước dưới nước được tạo ra bởi cát bị dòng hải lưu đẩy ra khỏi cao nguyên. Ảnh: Blaze Trends.

The Wave, Arizona: Tại Đài tưởng niệm quốc gia Vermilion Cliffs ở Arizona có một khối đá sa thạch được gọi là The Wave (làn sóng). Sự xói mòn của gió tạo cho tảng đá sa thạch vẻ ngoài của những con sóng biển đầy màu sắc, khiến ảo ảnh gợn sóng trở thành điều kỳ diệu. Những người lên kế hoạch đến The Wave cần chú ý đến hệ thống cấp một số lượng rất hạn chế giấy phép, thường trước từ 2 ngày đến 4 tháng. Ảnh: Adventure.

The Wave, Arizona: Tại Đài tưởng niệm quốc gia Vermilion Cliffs ở Arizona có một khối đá sa thạch được gọi là The Wave (làn sóng). Sự xói mòn của gió tạo cho tảng đá sa thạch vẻ ngoài của những con sóng biển đầy màu sắc, khiến ảo ảnh gợn sóng trở thành điều kỳ diệu. Những người lên kế hoạch đến The Wave cần chú ý đến hệ thống cấp một số lượng rất hạn chế giấy phép, thường trước từ 2 ngày đến 4 tháng. Ảnh: Adventure.

Fata Morgana, Nam Cực: Ảo ảnh quang học thường dựa trên nhận thức sai lệch về độ sâu và Fata Morgana - hiện tượng thường xuyên ở Nam Cực - là một ví dụ. Fata Morgana là một loại ảo ảnh được tạo ra khi không khí trong lành đến mức làm cho các vật thể ở xa trông rất sắc nét. Thông thường, các vật thể thậm chí bị bóp méo, uốn cong hoặc đảo ngược để trông giống như những thứ hoàn toàn khác, như việc nhìn thấy những hòn đảo chưa từng tồn tại, UFO... Ảnh: Reddit.

Fata Morgana, Nam Cực: Ảo ảnh quang học thường dựa trên nhận thức sai lệch về độ sâu và Fata Morgana - hiện tượng thường xuyên ở Nam Cực - là một ví dụ. Fata Morgana là một loại ảo ảnh được tạo ra khi không khí trong lành đến mức làm cho các vật thể ở xa trông rất sắc nét. Thông thường, các vật thể thậm chí bị bóp méo, uốn cong hoặc đảo ngược để trông giống như những thứ hoàn toàn khác, như việc nhìn thấy những hòn đảo chưa từng tồn tại, UFO... Ảnh: Reddit.

Thác lửa Yosemite, California:  Năm 1872, chủ sở hữu khách sạn Glacier Point nhìn ra thung lũng Yosemite đốt lửa thác nước tự nhiên để khiến nó trông giống như dung nham nóng chảy rơi xuống vách đá. Mặc dù Thác lửa Yosemite ban đầu là nhân tạo để thu hút du khách, nhờ điều kiện thời tiết thích hợp, nó trông giống như đang phun lửa thay vì nước một cách tự nhiên. Tháng 2 hàng năm, Thác lửa Yosemite được tổ chức để mời du khách chiêm ngưỡng ảo ảnh quang học hoàn toàn tự nhiên mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào của con người. Ảnh: The Weather Network.

Thác lửa Yosemite, California:  Năm 1872, chủ sở hữu khách sạn Glacier Point nhìn ra thung lũng Yosemite đốt lửa thác nước tự nhiên để khiến nó trông giống như dung nham nóng chảy rơi xuống vách đá. Mặc dù Thác lửa Yosemite ban đầu là nhân tạo để thu hút du khách, nhờ điều kiện thời tiết thích hợp, nó trông giống như đang phun lửa thay vì nước một cách tự nhiên. Tháng 2 hàng năm, Thác lửa Yosemite được tổ chức để mời du khách chiêm ngưỡng ảo ảnh quang học hoàn toàn tự nhiên mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào của con người. Ảnh: The Weather Network.

Nguồn: [Link nguồn]

Thủ đô nước nào đẹp nhất thế giới?

Kiến trúc tuyệt đẹp, phong cảnh thiên nhiên cùng nhiều hoạt động vui chơi thú vị của những thành phố này khiến bạn ngay lập tức muốn "xách vali lên và đi".

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Duy Khôi ([Tên nguồn])
Du lịch, lễ hội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN