Bác sĩ nam sản khoa được các chị em tin tưởng: "Từng có người nhắn tin cầu cứu tôi"

Bác sĩ nổi tiếng trong ngành sản khoa bởi vừa có tâm vừa có tầm, hỗ trợ thành công nhiều ca hiếm muộn khó khăn.

Nhiều người cho rằng bác sĩ làm trong khoa sản thường là phụ nữ để thuận lợi trong khám và điều trị cho các chị em. Tuy nhiên trên thực tế, có rất nhiều nam bác sĩ hoạt động trong lĩnh vực này. Ít ai biết rằng, bác sĩ nam làm khoa sản đối mặt với nhiều khó khăn thách thức nhưng cũng có được nhiều thành quả rất đỗi ngọt ngào. Bác sĩ Hoàng Văn Khanh là một trong những bác sĩ sản khoa được nhiều mẹ bầu tin tưởng và yêu mến hiện nay.

Lắng nghe những trải lòng của bác sĩ Khanh, hiện đang công tác tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội về chuyện nghề và chuyện đời mới thấy đằng sau chiếc áo blouse trắng là chất chứa bao suy tư, trăn trở. 

Bác sĩ Hoàng Văn Khanh là bác sĩ sản khoa được nhiều chị em tin tưởng.

Bác sĩ Hoàng Văn Khanh là bác sĩ sản khoa được nhiều chị em tin tưởng.

Nghề chọn người

Bác sĩ Khanh cho biết, khi học cấp 3, anh chưa định hình được mình sẽ lựa chọn con đường nào trong tương lai. Khi đó, anh chỉ biết học thật giỏi để không phụ lòng cha mẹ. "Duyên số đưa đẩy và bản thân cũng thích ngành y nên anh quyết định thi vào trường y, làm bác sĩ đa khoa", bác sĩ Khanh nhớ lại.

Để tìm kiếm cơ hội phát triển hơn, anh quyết định chuyển sang khoa sản ở một bệnh viện khác nhờ sự giới thiệu của người thân. Bác sĩ Khanh chia sẻ: "Trước đây, anh chưa từng nghĩ mình sẽ làm việc ở khoa sản. Nhưng có lẽ là nghề chọn người, kể từ đó anh gắn liền với công việc tiếp xúc nhiều nhiều chị em phụ nữ".

Hồi đầu làm việc ở khoa sản, anh cũng gặp rất nhiều khó khăn. Bác sĩ 8X tâm sự: "Hồi mới đầu làm, trưởng khoa có yêu cầu anh khám vùng ngực cho một bà mẹ mới sinh con. Khi đó anh rất ngại, không dám khám. Về sau anh quyết tâm vượt qua thử thách này để làm tốt công việc của mình".

Gặp bác sĩ Khanh ngoài đời, chắc chắn nhiều người sẽ tỏ ra ngạc nhiên khi vị bác sĩ có dáng người cao gầy này vô cùng thân thiện và giản dị. Rất nhiều bệnh nhân chỉ mong muốn được bác sĩ Khanh khám, siêu âm bởi sự gần gũi, thoải mái như người nhà của anh.

Bác sĩ gắn bó với khoa sản một cách tình cờ.

Bác sĩ gắn bó với khoa sản một cách tình cờ.

Người nhà cũng không được ưu tiên

Là bác sĩ sản khoa nổi tiếng “mát tay” ở Hà Nội, nên mỗi ngày, bác sĩ Khanh thăm khám và làm phẫu thuật cho rất nhiều bệnh nhân, chưa kể các ca mổ cấp cứu khác.

"Theo quy định, anh bắt đầu làm từ 7 rưỡi nhưng thường anh đến sớm hơn tầm 7h để tiếp các bệnh nhân. Sau đó anh đi mổ hết cả một buổi sáng. Kết thúc ca mổ, anh tiếp tục siêu âm tới buổi trưa. Thường sớm thì 12h30 là nghỉ trưa. Nhiều hôm đông bệnh nhân thì phải 13h anh mới nghỉ.

Có những hôm anh không có thời gian nghỉ trưa, làm luôn ca chiều vì có rất nhiều bệnh nhân đang xếp hàng đợi. Anh cố gắng làm nhiều nhất có thể vì không muốn bất kỳ bệnh nhân nào phải chờ đợi mình phí hoài công sức. Họ đều từ xa đến, không có nhiều thời gian và điều kiện kinh tế", bác sĩ kể lại lịch trình làm việc của mình.

Nếu một tháng có 31 ngày thì bác sĩ Khanh làm hết 30 ngày. Mỗi tháng, anh chỉ nghỉ 1-2 buổi để dành thời gian đưa gia đình đi chơi, thư giãn và nghỉ ngơi. Là một người có tính cách thân thiện, dễ chịu nhưng bác sĩ Khanh cũng có nguyên tắc làm việc riêng của mình, anh rất rõ ràng trong công việc và đặc biệt là không bao giờ ưu tiên người nhà, người quen.

Bác sĩ Khanh cho biết: "Anh luôn ưu tiên các bệnh nhân cấp cứu trước. Ngay cả người nhà hay người quen anh cũng không nhận tiếp vào buổi sáng. Vì có nhiều bệnh nhân đi từ 4-5 giờ sáng chỉ mong được gặp bác sĩ khám bệnh. Bản thân bệnh nhân là các bà bầu nên khi người ta chờ đợi quá lâu thì cũng sẽ rất mệt mỏi. 

Nguyên tắc chung của bệnh viện và cũng là nguyên tắc làm việc của anh là tiếp bệnh nhân theo số thứ tự, không ưu tiên bất kỳ một ai trừ trường hợp nguy cấp, mình cần phải xem cho bệnh nhân đó trước".

Bác sĩ Khanh đã thực hiện thành công nhiều ca phẫu thuật phức tạp.

Bác sĩ Khanh đã thực hiện thành công nhiều ca phẫu thuật phức tạp.

Với cường độ công việc cao như vậy, bác sĩ Khanh thừa nhận rằng nhiều lúc anh cảm thấy rất mệt mỏi và căng thẳng, chỉ muốn gác lại mọi thứ để về nhà nghỉ ngơi.

"Khám cho những phụ nữ mang thai nhất là bệnh nhân có yếu tố đặc biệt, khó khăn thì sẽ rất lâu. Khi ấy còn rất nhiều người đang chờ mình. Cứ làm xong cho người này, người kia lại muốn làm luôn. Anh không muốn bỏ dở một ai giữa chừng. Có rất nhiều người quyết tâm đợi bác sĩ cho bằng được bởi vì họ tin tưởng vào anh. Do đó, nhiều lúc áp lực lắm nhưng anh vẫn cố gắng hoàn thành công việc", vị bác sĩ 8X trải lòng

“Từng có bệnh nhân nhắn tin cầu cứu tôi”

Bác sĩ Khanh nổi tiếng là người “mát tay” khâu eo cổ tử cung cho các sản phụ tránh được nguy cơ sinh non, giúp thai nhi chào đời an toàn. Theo bác sĩ Khanh, thủ thuật này không hề khó nhưng để có thể thuần thục và đem lại hiệu quả, nhất là những bệnh nhân có tiền sử sinh non nhiều lần thì không phải bác sĩ nào cũng thực hiện tốt.

Vị bác sĩ 8X cho biết: "Khâu cổ tử cung đòi hỏi kỹ năng cao vì khâu trong không gian hẹp. Cổ tử cung rất mỏng chỉ cần khâu sai một chút thôi có thể làm vỡ ối, bệnh nhân sẽ mất đi đứa con, tự tay mình làm hỏng thai kỳ của bệnh nhân. Do đó, áp lực là rất lớn nên không phải ở đâu cũng nhận làm thủ thuật này".

Nhờ sự trau dồi và học hỏi không ngừng nghỉ mà bác sĩ Khanh đã giúp nhiều sản phụ khâu cổ tử cung để giữ được thai nhi. Theo bác sĩ, anh đã thực hiện hơn 1000 ca như vậy trong khoảng 2 năm, trong số đó có hơn 30% là ca cấp cứu. Có một trường hợp bệnh nhân mà anh nhớ mãi không bao giờ quên vì nhờ làm thủ thuật thành công mà bác sĩ đã giúp một gia đình có được hạnh phúc trọn vẹn.

Một bệnh nhân tên (N.T.T), ở trên Sơn La, là một người dân tộc. Chị lấy người chồng đầu tiên thì cả 5 lần mang thai đều sinh non từ tuần thứ 19 - 24. Sản phụ này đã khâu cổ tử cung rất nhiều lần nhưng không thành công, sau đó vợ chồng chị ly hôn vì không thể có con chung. 

Sau khi đến với người chồng thứ hai, nhờ vô tình đọc các bài viết trên trang Fanpage Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội và ở các hội nhóm khen ngợi bác sĩ Khanh "mát tay", giúp đỡ cho nhiều sản phụ nên chị N.T.T đã tìm đến viện. Biết được hoàn cảnh đặc biệt của chị, bác sĩ Khanh thăm khám và quyết tâm sẽ giúp chị T thực hiện giấc mơ làm mẹ của mình. 

Hành trình đầy gian nan với hai lần phải khâu tử cung lại và sau đó là những chuỗi ngày dài ở trong viện. Rất may mắn là bác sĩ Khanh đã giúp sản phụ giữ thai nhi đến 37 tuần rồi sinh thường một bé trai kháu khỉnh. Cho đến tận bây giờ, chị T vẫn giữ liên lạc, nhắn tin hỏi thăm ân nhân của mình. Với bác sĩ Khanh, anh coi bệnh nhân như người thân của mình và hết lòng cứu chữa cho họ. 

Bác sĩ Khanh cùng vợ thực hiện một ca khâu eo tử cung.

Bác sĩ Khanh cùng vợ thực hiện một ca khâu eo tử cung.

Bác sĩ sản khoa này cũng từng cứu giúp một bệnh nhân có ý định quyên sinh vì áp lực mang thai. Bác sĩ kể lại rằng anh có nhận một tin nhắn facebook từ một người phụ nữ xa lạ. Chị có nhắn tin chia sẻ hoàn cảnh của mình và nói rằng từng có ý nghĩ không muốn tiếp tục sống nữa. Sau khi động viên bệnh nhân, anh nhận thấy chị có dấu hiệu lo âu, trầm cảm nên đã giới thiệu một người bạn của mình là bác sĩ tâm lý giúp đỡ người phụ nữ này. May mắn thay là sau đó, chị đã vượt qua được cơn khủng hoảng và nhắn tin cảm ơn sự hỗ trợ nhiệt tình của bác sĩ Khanh.

Đàn ông đừng gây áp lực cho phụ nữ

Tiếp xúc hàng nghìn bệnh nhân, nhất là các sản phụ có tiền sử sinh non hiếm muộn, bác sĩ Khanh đã chứng kiến rất nhiều trường hợp đau lòng đến từ các gia đình khác nhau. 

Vị bác sĩ 8X có lời khuyên dành cho các “đấng mày râu” trong gia đình hiếm muộn: “Đừng bao giờ gây áp lực cho người phụ nữ. Nguyên nhân sinh non không chỉ đơn thuần do yếu tố vật lý hoặc bẩm sinh, đôi khi nó còn xuất phát từ áp lực vô hình, gây ra tâm lý căng thẳng, stress. Với phụ nữ, tâm lý thoải mái là yếu tố quan trọng nhất. Thuốc men chỉ hỗ trợ điều trị một phần, song song với đó là cần có yếu tố tâm lý, có sự hậu thuẫn của gia đình, có sự ủng hộ của người chồng thì mới đạt kết quả.

Mình đã gặp rất nhiều trường hợp người chồng tỏ thái độ không hài lòng khi người vợ sinh non nhiều lần, chi phí tốn kém. Bản thân người phụ nữ đã phải chịu đựng rất nhiều thứ để giữ được thai nhi. Nếu không được gia đình quan tâm, thấu hiểu thì họ không thể toàn tâm toàn ý, dồn hết sức lực để sinh con thành công".

Bản thân bác sĩ Khanh cũng là một người chồng mẫu mực, yêu vợ thương con. Bác sĩ và vợ quen nhau khi cả hai làm cùng khoa sản. Sau một thời gian chơi với nhau, từ bạn bè thân thiết họ chuyển sang mối quan hệ yêu đương rồi về chung một nhà. Theo bác sĩ Khanh, khi vợ chồng làm cùng khoa với nhau có cái hay là cả hai dễ dàng giúp đỡ, trao đổi và hỗ trợ nhau trong công việc.

Với bác sĩ Khanh, vợ chồng làm cùng khoa có rất nhiều điều thuận lợi.

Với bác sĩ Khanh, vợ chồng làm cùng khoa có rất nhiều điều thuận lợi.

Anh tâm sự rằng chưa bao giờ cãi nhau hay to tiếng với vợ. Trong đời sống thường ngày, anh là người không thích la cà, tụ tập bạn bè bên ngoài. Sau khi làm xong việc, anh trở về nhà ngay với vợ con. Vì công việc bận rộn nên bác sĩ Khanh luôn trân quý khoảng thời gian ở bên tổ ấm nhỏ của mình. Anh và vợ thường đưa con đi chơi xa mỗi khi có thời gian rảnh rỗi. 

Làm video để giúp được nhiều người hơn

Ngoài khám chữa bệnh và phẫu thuật cho bệnh nhân, bác sĩ Khanh có hai niềm đam mê lớn khác là chụp ảnh và “khám phá” công nghệ. Ngày trước, anh thường đi chụp ảnh phong cảnh nhưng kể từ khi làm ở viện anh chuyển sở thích này sang chụp ảnh siêu âm cho các mẹ bầu. Các bức ảnh của bác sĩ đều sắc nét và chỉn chu nên các mẹ rất thích.

Ngoài ra, bác sĩ 8X còn tự mình thực hiện nhiều video và chia sẻ lên trang cá nhân với tâm niệm rằng có thể góp một phần nào đó giúp nâng cao sự hiểu biết cũng như để mọi người có ý thức hơn trong việc thăm khám và theo dõi dị tật thai nhi. 

Anh làm các video ngắn mang tính chất xây dựng cộng đồng hơn. Có rất nhiều bệnh nhân chưa am hiểu về các vấn đề liên quan đến thai nhi nên để lại nhiều hậu quả đáng tiếc. Anh muốn dùng các clip chuyên môn của bản thân để giúp mọi người nâng cao sự hiểu biết", bác sĩ chia sẻ.

Bác sĩ 8X luôn làm hết sức vì bệnh nhân, coi họ như người nhà của mình.

Bác sĩ 8X luôn làm hết sức vì bệnh nhân, coi họ như người nhà của mình.

Nói về dự định trong tương lai, bác sĩ Khanh cho hay bản thân chỉ muốn tập trung chuyên môn của mình để nghiên cứu, trau dồi kinh nghiệm, giúp ích thêm cho nhiều bệnh nhân. Anh cũng cố gắng dành thời gian để ra nhiều clip hữu ích hơn nữa, hỗ trợ được nhiều bệnh nhân khác. 

Bác sĩ Khanh cũng chia sẻ, hàng năm Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đều có nhiều chương trình hỗ trợ các gia đình hiếm muộn. Từ ngày 29/04 – 14/05/2023 tới đây, bệnh viện sẽ triển khai chương trình "Tuần lễ vàng - Ươm mầm hạnh phúc" với nhiều gói hỗ trợ miễn phí cho các cặp vợ chồng đến thăm khám và điều trị tại Bệnh viện. Đây là chương trình ý nghĩa tạo điều kiện cho các cặp đôi có thêm động lực thực hiện ước mơ có con của mình. Đặc biệt, trong khuôn khổ chương trình, Bệnh viện sẽ hỗ trợ 100% chi phí thực hiện Thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) cho 10 cặp vợ chồng hiếm muộn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thông qua hình thức xét duyệt hồ sơ.

Qua những lời chia sẻ và bộc bạch tâm sự của bác sĩ Khanh, có thể hiểu phần nào nỗi vất vả, những áp lực và cả tấm lòng luôn hướng về bệnh nhân của những người làm trong lĩnh vực y tế. Bác sĩ Khanh cùng đồng nghiệp của mình đang ngày ngày cống hiến cho công việc, hỗ trợ theo dõi các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, cán đích thành công.

Nguồn: [Link nguồn]

”Bác sĩ triệu view” Xuân Tuấn: ”Đàn ông chỉ cần 2 thứ quan trọng là đủ dùng”

Theo bác sĩ Xuân Tuấn, đàn ông thời nay là những người ít quan tâm tới sức khỏe nhất.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ngọc Linh ([Tên nguồn])
Đàn ông phải thế Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN