Ứng dụng ước tính nồng độ cồn trong máu

Sự kiện: Công nghệ

Trong bài viết này, Kỷ Nguyên Số sẽ giới thiệu một ứng dụng ước tính nồng độ cồn trong máu, giúp bạn đọc tự đánh giá mức độ an toàn khi lái xe.

Nói không với bia rượu

Nghị định 100 ra đời đã tác động tích cực đến xã hội, nhiều phong trào hưởng ứng nói không với rượu bia khi lái xe đã ra đời dưới nhiều hình thức khác nhau.

Lưu ý, việc ước tính nồng độ cồn trong máu dựa trên các thông tin nhập vào là chỉ là ước lượng, và không thay thế cho các phương pháp có độ chính xác cao như máy đo nồng độ cồn bằng hơi thở hoặc xét nghiệm máu.

Để đảm bảo an toàn, người dùng nên tuân thủ luật lệ và hạn chế việc sử dụng bia, rượu khi tham gia giao thông hoặc hoạt động nào đó có thể ảnh hưởng đến sự tập trung và kỹ năng lái xe.

Nhiều ứng dụng hỗ trợ ước tính nồng độ cồn trong máu để tham khảo. Ảnh: MINH HOÀNG/Canva

Nhiều ứng dụng hỗ trợ ước tính nồng độ cồn trong máu để tham khảo. Ảnh: MINH HOÀNG/Canva

Ứng dụng ước tính nồng độ cồn trong máu

- Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy cài đặt ứng dụng Đo nồng độ cồn trong máu VN-MB hiện đang được cung cấp miễn phí trên Google Play.

Ứng dụng ước tính nồng độ cồn trong máu. Ảnh: MINH HOÀNG

Ứng dụng ước tính nồng độ cồn trong máu. Ảnh: MINH HOÀNG

- Bước 2: Giao diện của ứng dụng khá đơn giản với 3 mục chính gồm Tính nồng độ cồn, Biểu hiện và Mức phạt. Để tính nồng độ cồn trong máu, bạn cần phải nhập đầy đủ các thông tin cần thiết, đơn cử như giới tính (nam/nữ), cân nặng, uống bia hoặc rượu, dung tích, nồng độ cồn… sau đó bấm vào tùy chọn Tính nồng độ cồn ở cuối trang.

Ước tính nồng độ cồn trong máu. Ảnh: MINH HOÀNG

Ước tính nồng độ cồn trong máu. Ảnh: MINH HOÀNG

- Bước 3: Dựa vào các thông tin được cung cấp, ứng dụng sẽ tính được nồng độ cồn trong máu và khoảng thời gian cần thiết để cơ thể xử lý hết lượng cồn. Lưu ý, kết quả chỉ mang tính chất tham khảo, việc sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông sẽ rất nguy hiểm cho bản thân và mọi người xung quanh.

- Bước 4: Đi kèm theo đó là mức phạt tiền cho từng phương tiện, bao gồm ô tô, xe máy và xe đạp. Ví dụ, trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở, người điều khiển ô tô sẽ bị phạt từ 30-40 triệu, còn đối với xe máy là 6-8 triệu đồng, đồng thời tước quyền sử dụng GPLX.

Mức phạt khi vi phạm nồng độ cồn. Ảnh: MINH HOÀNG

Mức phạt khi vi phạm nồng độ cồn. Ảnh: MINH HOÀNG

Bên cạnh đó, ứng dụng còn cung cấp một thư viện câu hỏi về các mức phạt liên quan đến việc vi phạm giao thông. Thông tin này được trình bày một cách ngắn gọn, xúc tích và trực quan, giúp người dùng nắm bắt các quy định về an toàn giao thông và mức phạt tương ứng.

Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết trên Kỷ Nguyên Số cho nhiều người cùng biết hoặc để lại bình luận khi gặp rắc rối trong quá trình sử dụng.

Mua quần áo shipper để hạn chế bị kiểm tra nồng độ cồn

Nhiều người đã rỉ tai nhau một số cách để hạn chế bị CSGT kiểm tra nồng độ cồn, đơn cử như đi mua những bộ quần áo, mũ bảo hiểm xe ôm công nghệ để hạn chế bị chú ý.

Theo ghi nhận trên một số trang thương mại điện tử (TMĐT), những bộ quần áo, mũ bảo hiểm xe ôm công nghệ hiện đang được bán với giá dao động trong khoảng từ 150.000-250.000 đồng, trong đó có đồ cũ đã qua sử dụng hoặc đồ được làm gần giống với màu sắc, logo của công ty.

Bên cạnh đó, ngoài việc “hóa trang” thành tài xế xe ôm công nghệ, một số người còn chủ động mua kẹo ngậm để đối phó với việc kiểm tra nồng độ cồn.

Nguồn: [Link nguồn]

6 bí kíp chụp ảnh “nghệ cả củ“ trên iPhone

Dưới đây là 6 thủ thuật iFan cần biết để chụp ảnh đẹp trên mọi chiếc iPhone, theo tổng hợp từ MacRumors.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo MINH HOÀNG ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN