Trình duyệt web này vừa được Bộ TT&TT chọn là nền tảng số quốc gia năm 2022

Để trở thành nền tảng số phục vụ người dân năm 2022, các sản phẩm công nghệ phải đạt đủ 4 tiêu chí do Bộ TT&TT đề ra

Ngày 7/10, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã tổ chức lễ công nhận trình duyệt và công cụ tìm kiếm Cốc Cốc là nền tảng số phục vụ người dân. Cũng trong buổi lễ, Cốc Cốc đã công bố về bộ giải pháp chuyển đổi số nhằm thúc đẩy chính phủ số, xã hội số cho toàn dân, qua đó hưởng ứng ngày Chuyển đổi số Quốc gia (10/10).

Trình duyệt Cốc Cốc của người Việt.

Trình duyệt Cốc Cốc của người Việt.

Nền tảng số phục vụ người dân là chương trình do Bộ TT&TT thực hiện nhằm triển khai Quyết định 578/QĐ-BTTTT với mục tiêu tìm ra những nền tảng số Việt Nam có khả năng triển khai rộng khắp và phục vụ những nhu cầu khác nhau của người dân.

Theo Quyết định này, để trở thành nền tảng số phục vụ người dân năm 2022, các sản phẩm công nghệ phải đạt đủ 4 tiêu chí do Bộ TT&TT đề ra, bao gồm: Tư cách pháp nhân và năng lực của tổ chức, doanh nghiệp; chức năng và tính năng của nền tảng số; an toàn, an ninh mạng; tiêu chí khác theo từng tình huống, nền tảng cụ thể. Trong đó, ưu tiên những nền tảng có thể đáp ứng một số nhóm nhu cầu cơ bản, phổ biến của người dân như thông tin liên lạc, mua sắm, an toàn thông tin mạng,...

Phát biểu tại sự kiện, thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho biết, với tổng người dùng Internet chiếm hơn 73% dân số, Việt Nam là đất nước là tỉ lệ người dùng Internet cao so với các nước khác trên thế giới. Thời gian online trung bình của mỗi người dân hàng ngày 6 giờ 38 phút. 3 lý do chính của việc dùng Internet thường xuyên ở Việt Nam là giữ liên lạc với bạn bè (71,4%), tra cứu thông tin (69%) và cập nhật tin tức (68,4%).

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng phát biểu tại sự kiện.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng phát biểu tại sự kiện.

Vì vậy, theo ông, có thể nói trình duyệt web và công cụ tìm kiếm chính là cầu nối, là “cổng ra vào” kết nối người dùng vào không gian số, đến với những thông tin, dữ liệu mà họ cần trên mạng Internet, giúp giải quyết bài toán thu hẹp khoảng cách về thông tin giữa các vùng miền, giữa Việt Nam và thế giới, thậm chí là giúp người dùng có công cụ để khởi nghiệp trên Internet.

"Theo định nghĩa của nhiều tổ chức quốc tế thì nền tảng trình duyệt và tìm kiếm là một trong các nền tảng số được coi là hạ tầng “mềm” của hạ tầng số tương đương với các nền tảng cung cấp công nghệ như dịch vụ. Với 28 triệu người dùng nền tảng Cốc Cốc thì “hạ tầng số” này đã được gần 40% dân số Internet Việt Nam sử dụng để “đi lại” trên hạ tầng này", ông Dũng đánh giá.

Dịp này, Cốc Cốc cũng giới thiệu bộ giải pháp mới phục vụ Chuyển đổi số Quốc gia, được xây dựng dựa trên nhu cầu thực tiễn của người dùng trên Internet và các nhiệm vụ trọng tâm được Chính phủ nêu rõ trong chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Người dùng có thể trải nghiệm bộ giải pháp này tại https://dx.coccoc.com với 4 nhóm chủ đề chính:

Chính phủ số: Cung cấp tính năng Chính phủ điện tử, giúp tìm kiếm thông tin về thủ tục hành chính công với nguồn dữ liệu chính thức, được dẫn trực tiếp và cập nhật liên tục từ Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

Giáo dục điện tử: Phát triển kênh tổng hợp thông tin tuyển sinh, công cụ, cụm tính năng và tài liệu hỗ trợ học tập, ôn thi trực tuyến và số hóa công tác quản lý giáo dục tích hợp sẵn trên thanh công cụ của công cụ tìm kiếm Cốc Cốc, giúp học sinh phổ thông Việt Nam từ lớp 1 đến lớp 12 tự học, đồng thời thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục.

An ninh mạng: Nâng cao nhận thức và cung cấp giải pháp bảo vệ người dùng trước các nguy cơ mất an toàn thông tin khi lên mạng với hệ thống bảo mật đa tầng: Chặn quảng cáo độc hại, Cảnh báo trang web nguy hiểm, Xác thực trang web chính chủ.

Xã hội số: Xây dựng và phát triển tổ hợp các tính năng tiêu biểu, được “thiết kế” dành riêng cho người Việt như: Lịch âm, Công thức nấu ăn, Cập nhật COVID-19, Bóng đá, … nhằm phục vụ các nhu cầu cơ bản và phổ biến khi lên mạng của người Việt.

Nguồn: [Link nguồn]

Vấn nạn SIM rác: Bộ TT&TT ra ”tối hậu thư” cho Mobi, Vina, Viettel,...

Việc rà soát thông tin thuê bao tập trung của các nhà mạng di động với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải hoàn thành trước ngày 30/9/2022.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo NGỌC PHẠM ([Tên nguồn])
Internet Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN