Sự kiện thiên văn vô cùng lý thú, hiếm gặp: Sao chổi tiến về phía Mặt Trời

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Người yêu thiên văn nhiều khả năng sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng sao chổi SWAN vào những ngày cuối tháng 5 khi nó tiến gần đến Mặt Trời. Đây là sự kiện thiên văn vô cùng lý thú, hiếm gặp.

Sao chổi swan.

Sao chổi swan.

Sao chổi SWAN vừa được phát hiện bởi một nhà thiên văn nghiệp dư người Australia vào ngày 25/3 vừa qua. Việc phát hiện ra sao chổi này đem lại niềm phấn khích cho cộng đồng người yêu thiên văn Việt Nam, nhất là sau khi bỏ lỡ sao chổi ATLAS.

Theo Hội thiên văn Nghiệp dư Hà Nội, đây là cơ hội quý báu để người yêu thiên văn có thể chiêm ngưỡng sao chổi. Sao chổi này tiến gần Trái Đất nhất vào ngày 13/5, sau đó tiến về phía Mặt Trời. Dự báo SWAN sẽ gần Mặt Trời nhất vào ngày 27/5 tới.

Cụ thể, từ nay đến 24/5, sao chổi sẽ di chuyển từ chòm sao Pisces (Song Ngư) đến Perseus (Anh Tiên) và thời gian quan sát tốt nhất là 60-70 phút trước bình minh. Sao chổi sẽ xuất hiện ở trên đường chân trời khoảng 10 độ, hướng Đông bắc.

Vào khoản thời gian 25/5 đến đầu tháng 6, thời gian quan sát tốt nhất là chiều tối. Sau khi Mặt trời lặn khoảng 60-70 phút, hãy tìm kiếm trên đường chân trời khoảng 10 độ hướng Tây Bắc. Lúc này, SWAN sẽ hiện ra cái đuôi tuyệt đẹp, hướng sang trái. Cơ hội tốt nhất để chiêm ngưỡng SWAN là vào ngày 2/6, khi sao chổi xuất hiện ở bên trái ngôi sao rực rỡ Capella.

Giới khoa học nhận định, sao chổi SWAN có thể đủ sáng để quan sát bằng mắt thường với người dân bán cầu bắc (trong đó có Việt Nam). Tuy nhiên, để quan sát lý tưởng hơn, người quan sát có thể sử dụng ống nhòm hoặc kính thiên văn cỡ nhỏ. Lưu ý, xem dự báo thời tiết trước khi quan sát.

Hội thiên văn nghiệp dư Hà Nội lưu ý, do SWAN sẽ ở khá thấp, vì vậy nơi quan sát cần thật thoáng đãng và không có vật cản gần đường chân trời.

Nguồn: [Link nguồn]

Tên lửa khổng lồ của Trung Quốc quay trở lại Trái đất

Một tên lửa khổng lồ của Trung Quốc đã thực hiện việc trở lại không kiểm soát vào bầu khí quyển vào ngày 11/5 và...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Hoài ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN