"Sao phun trào" cực hiếm vừa hiện ra trên bầu trời Trái Đất

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Bầu trời Trái Đất vừa xuất hiện thêm một vật thể lạ, có thể nhìn thấy bằng mắt thường, là một "sao phun trào" 15 năm bùng nổ một lần.

Đó là một ngôi sao mang tên RS Ophiuchi, cách chúng ta khoảng 4.566 năm ánh sáng, nằm trong chòm sao Ophiuchus (Xà Phu), mà thực ra là một cặp sao đang "ngấu nghiến" nhau.

Theo Science Alert, RS Ophiuchi được xếp vào dạng "sao phun trào" cực hiếm gặp, phun trào sau mỗi 15 năm. Nó được phát hiện lần đầu vào năm 2006 bởi một nhà thiên văn học nghiệp dư, sau đó hoàn toàn biến mất. Nay nó đã xuất hiện trở lại nhờ đến chu kỳ phun trào.

Ảnh đồ họa mô tả về cặp sao phun trào - Ảnh: ESA

Ảnh đồ họa mô tả về cặp sao phun trào - Ảnh: ESA

Tờ Daily Mail trích dẫn lý giải của các nhà thiên văn về bản chất của RS Ophiuchi: nó là một cặp gồm một sao lùn trắng và một sao khổng lồ đỏ, trong đó sao lùn trắng là một "ma cà rồng" đang hút vật chất từ ngôi sao khổng lồ đỏ.

Sau mỗi 15 năm, sao lùn trắng quá "no bụng", hydro tích tụ trên bề mặt quá nhiều và bắt đầu bùng nổ thành một "tân tinh" sáng rực rỡ.

Theo EarthSky, bạn sẽ tìm thấy RS Ophiuchi lọt thỏm giữa chòm Xà Phu, phúa trên chòm sao Nhân Mã (Sagittarius) và ở ngay trên phần vòi của chòm Ấm Trà (Teapot).

Những cặp đôi như RS Ophiuchi sẽ tiếp tục ngấu nghiến nhau một thời gian và đến giai đoạn nào đó, ngôi sao khổng lồ đỏ sẽ bị hút quá nhiều vật chất, cũng như sao lùn trắng trở nên quá no bụng và cùng phát nổ lần cuối. Khi đó chúng sẽ tạo nên một "siêu tân tinh", rực rỡ hơn hiện tại gấp nhiều lần.

Sao lùn trắng - ma cà rồng vũ trụ - thật ra là tàn tích của một ngôi sao lớn khác đã chết, co cụm lại những vẫn cực giàu năng lượng.

Nguồn: [Link nguồn]

Giải mã thảm họa vũ trụ năm 2017

Vào năm 2017, các nhà thiên văn học đã nhận thấy một ngôi sao xuất hiện ngoài Dải Ngân hà đi với vận tốc gần 3,2 triệu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN