Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Philippines vs Myanmar
Logo Philippines - PHI Philippines
-
Logo Myanmar - MYA Myanmar
-
Indonesia vs Lào
Logo Indonesia - IDN Indonesia
-
Logo Lào - LAO Lào
-
Viktoria Plzeň vs Manchester United
Logo Viktoria Plzeň - PLZ Viktoria Plzeň
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Roma vs Sporting Braga
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Sporting Braga - BRA Sporting Braga
-
PAOK vs Ferencváros
Logo PAOK - PKT PAOK
-
Logo Ferencváros - FTC Ferencváros
-
Malmö FF vs Galatasaray
Logo Malmö FF - MFF Malmö FF
-
Logo Galatasaray - GS Galatasaray
-
Rangers vs Tottenham Hotspur
Logo Rangers - RAN Rangers
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Porto vs Midtjylland
Logo Porto - POR Porto
-
Logo Midtjylland - FCM Midtjylland
-
Ajax vs Lazio
Logo Ajax - AJX Ajax
-
Logo Lazio - LAZ Lazio
-

Vấn đề của BĐVN: Không nắm luật hay phá luật?

Chiều 1-8, VFF và VPF có cuộc họp chung rút kinh nghiệm sau 17 vòng đấu, đặc biệt là phân tích hiện tượng nhiều CLB không nắm vững luật.

Cuộc họp chiều (1-8)không đơn thuần là trao đổi định kỳ với báo giới như VPF vẫn làm mà mang tính chất gay cấn hơn giữa các thành viên Ban chỉ đạo (VFF), Ban tổ chức (VPF) và Ban Tư vấn Đạo đức. Trong những vấn đề còn tồn tại sau 17 vòng đấu, nổi cộm nhất là hiện tượng các CLB, lãnh đội phản ứng Ban tổ chức giải, trọng tài,… thiếu tôn trọng và phi luật. Chính ông Trưởng ban Kỷ luật Nguyễn Hải Hường than thở rằng nếu xử lý các CLB theo đúng luật thì chẳng còn CLB nào để chơi (!?).

Thực tế trong thời gian vừa qua, có nhiều đội bóng hoặc cá nhân nhân danh tập thể lên tiếng phê phán gay gắt giới trọng tài, đặc biệt cách xử lý của Ban tổ chức giải còn nhiều bất cập, thiếu minh bạch và nói theo giọng “giang hồ” như bầu Đệ là bóng đá Việt Nam có tính… mafia.

Việc các nhà làm giải chỉ trích CLB không nắm vững luật có thể đúng mà chưa đủ. Họ thậm chí có đọc luật nhưng việc chấp hành hoặc cố tình hiểu sai luật là chuyện khác. Phần lớn nó bắt nguồn từ cách hành xử thiếu cương quyết của Ban tổ chức và cái chính là hành động, lời nói của họ có khi tiền hậu bất nhất.

Vấn đề của BĐVN: Không nắm luật hay phá luật? - 1

Một ngày sau khi BTC kết luận trọng tài đúng, bầu Đệ tổ chức “họp báo” và mời bình luận viên, chuyên gia để “bật” lại rằng trọng tài sai. Ảnh: QUANG THẮNG

Chẳng hạn, ở vòng 14 hồi cuối tháng 6, Thanh Hóa từng la mắng trọng tài thậm tệ trong và sau trận thua sân khách Hải Phòng. Họ còn gửi đơn khiếu kiện lên các nhà làm giải với nhiều lời lẽ sặc mùi xúc phạm trọng tài và ban tổ chức sân Lạch Tray. Tuy nhiên, sau khi thẩm tra lại mọi việc, Ban tổ chức giải thừa nhận trọng tài không hành xử sai nhưng điều đáng tiếc nhất là những lời tố cáo mang tính xúc phạm của Thanh Hóa đối với “vua sân cỏ” không bị trừng phạt, dẫu chỉ là giơ cao đánh khẽ để còn tính đến trường hợp tái phạm.

Sự cố gần nhất trên sân Thanh Hóa chiều 28-7, đại diện cao nhất của Ban tổ chức giải cũng thể hiện sự hời hợt và tiền hậu bất nhất của mình. Ông Trưởng giải Trần Duy Ly đầy mình kinh nghiệm thế mà chỉ vì muốn xoa dịu cơn giận của chủ nhà đã rỉ tai bầu Đệ quy kết cái sai cho trọng tài. Thế rồi chỉ nửa ngày sau, ông Ly lại khẳng định trọng tài không sai.

Ở đây, cái sai lớn nhất của ông trưởng giải là thay vì mời đại diện Thanh Hóa xem lại tình huống qua băng ghi hình thì lại mời… báo chí đến nhằm bảo vệ cái lý của mình. Nó tất yếu dẫn đến việc một ngày sau, đến lượt Thanh Hóa “họp báo” để cãi lại Ban tổ chức giải chẳng ra làm sao cả!

Chưa hết, ở vòng 5 trên sân Vinh giữa đội SL Nghệ An tiếp khách XMXT Sài Gòn, sự cố khán giả tràn vào sân bằng thang leo (giá 20.000 đồng/người), làm sập cửa và có người ngất xỉu đi cấp cứu thế mà ông trưởng giải vẫn cho rằng bình thường. Ông còn đính chính, báo giới gọi “vỡ sân” là không đúng và chỉ là “khán giả chen lấn, xô đẩy”. Dĩ nhiên ban tổ chức sân Vinh bình yên vô sự và đến vòng 17 mới đây lại tiếp tục có cảnh sập hàng rào cùng vài khán giả ngã gãy răng nhập viện…

Nhắc lại một vài sự cố chưa phải là tất cả nhưng rõ ràng cái chủ nghĩa qua loa đại khái của chính Ban tổ chức giải đã làm nảy sinh ra nhiều sự cố có khi vượt khỏi tầm kiểm soát của mình. Quy chế bóng đá chuyên nghiệp và Điều lệ giải có những ràng buộc lẫn chế tài rất cụ thể nhưng tiếc là việc áp dụng vẫn còn quá sơ sài hoặc theo kiểu bên trọng bên khinh. Nó khiến cho một số CLB bất phục rồi lờn thuốc và nảy sinh xu hướng phá luật chứ không hẳn họ không nắm vững luật.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Công Tuấn (phapluattp.vn)
V-League 2024-25: Cuộc đua nóng bỏng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN