Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Udinese vs Napoli
Logo Udinese - UDI Udinese
-
Logo Napoli - NAP Napoli
-
Crystal Palace vs Manchester United
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
PSG vs Borussia Dortmund
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Quảng Nam vs Công An Hà Nội
Logo Quảng Nam - QNA Quảng Nam
-
Logo Công An Hà Nội - CAN Công An Hà Nội
-
MerryLand Quy Nhơn Bình Định vs Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
Logo MerryLand Quy Nhơn Bình Định - BIN MerryLand Quy Nhơn Bình Định
-
Logo Hồng Lĩnh Hà Tĩnh - H3T Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
-
Khánh Hòa vs Hải Phòng
Logo Khánh Hòa - SAM Khánh Hòa
-
Logo Hải Phòng - VHP Hải Phòng
-
Thép Xanh Nam Định vs Becamex Bình Dương
Logo Thép Xanh Nam Định - NDI Thép Xanh Nam Định
-
Logo Becamex Bình Dương - BBD Becamex Bình Dương
-
TP Hồ Chí Minh vs Đông Á Thanh Hóa
Logo TP Hồ Chí Minh - HCM TP Hồ Chí Minh
-
Logo Đông Á Thanh Hóa - THO Đông Á Thanh Hóa
-
Real Madrid vs Bayern Munich
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
LPBank Hoàng Anh Gia Lai vs Sông Lam Nghệ An
Logo LPBank Hoàng Anh Gia Lai - HGL LPBank Hoàng Anh Gia Lai
-
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
-
Hà Nội vs Thể Công - Viettel
Logo Hà Nội - HAN Hà Nội
-
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-

Phú quý giật lùi

Bất kỳ một người hâm mộ bóng đá và trăn trở với bóng đá Việt Nam đều có thể đưa ra một so sánh “ngày ấy và bây giờ”.

V-League vào tuổi 14 nhưng các CLB đã tiến bộ được gì? Cơ cấu điều hành giải đã có được những quy tắc nào trong điều hành? Quỹ đạo phát triển của các CLB ra sao sau hơn 13 mùa bóng?

Nhìn từ hai CLB

Năm 2010, Ban tổ chức giải BTV Cup mời CLB Buriram Utd của Thái Lan sang Bình Dương dự giải. Họ sốt sắng sang dự bởi tiếng thơm lẫy lừng của các đại gia V-League nhiều tiền lắm của. Lúc ấy CLB Buriram chẳng là “đinh” gì so với đội bóng đại gia B. Bình Dương, cả về tiền bạc lẫn thực lực.

Cũng trong năm ấy Bình Dương mang quân sang sân Suphachalasay đá AFC Cup với Buriram và hạ đội này 3-1. Lần đó B. Bình Dương tiến thẳng đến bán kết AFC Cup và nhận được sự ngưỡng mộ từ CLB Buriram.

 

Phú quý giật lùi - 1

Bóng đá Việt Nam với mặt bằng tiền lương và cầu thủ rất nhiều kinh phí nhưng chất lượng lại không tương xứng do những phần rơi rớt của nhiều người làm bóng đá để tư lợi và bỏ túi riêng. Ảnh: XUÂN HUY 

Phú quý giật lùi - 2

Trong khi đó bóng đá Thái Lan trận nào cũng đông nghịt khán giả dù tiền đổ ra ít hơn. Ảnh: CTV

Cũng từ đó, CLB Buriram học hỏi B. Bình Dương và quyết định xây dựng lực lượng từ đấy. Xét về thời điểm ra đời thì Buriram (thành lập CLB năm 2009) chỉ là một CLB sinh sau đẻ muộn so với B. Bình Dương… Thế nhưng sau vài năm ra đời CLB này đã quyết liệt đi theo con đường chuyên nghiệp một cách vững chãi. Ngoài ra, cũng cần phải kể đến bàn tay dìu dắt hướng dẫn các CLB làm chuyên nghiệp một cách căn cơ của LĐBĐ Thái Lan.

Từ năm 2012 trở đi, chính CLB Buriram và Muangthong là hai CLB mang tính bộ mặt của bóng đá Thái Lan. Buriram ngày nay không còn tranh suất play off để được đá Champions League mà họ hiển nhiên có suất dự ngay vòng bảng. Champions League 2013 vừa qua, họ đã vượt mặt hàng loạt CLB của Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc để vào đến tứ kết và chỉ chịu thua CLB của Iran 1-2 sau hai lượt trận.

Điều đáng nói ở Buriram là họ không vung tiền quá nhiều mà chủ yếu từ lực lượng cầu thủ đến ban huấn luyện đều ưu tiên “hàng nội”.

Thành tích tốt trong nước và quốc tế, đồng nghĩa Buriram có được hàng loạt hợp đồng trong nước và quốc tế cao giá. Đây là một trong những CLB gặt hái lợi nhuận từ bóng đá cao nhất tại Thai-League hiện nay.

Nhìn từ hai ban bệ điều hành

Thai-League luôn chịu khó học hỏi và học hỏi một cách căn cơ để vì cái chung là đưa nền bóng đá quốc gia phát triển mạnh mẽ. Thai-League ra đời sau V-League nhưng qua một lần đổi mới bằng phiên bản khác thì Thai-League gặt hái được thành công rất nhiều.

Những nhà điều hành Thai-League đều là những người có trách nhiệm với bóng đá thực thụ được ăn học và đào tạo tử tế. Khác với V-League nhiều CLB hình thành kéo theo hàng loạt kẻ cơ hội mượn CLB để kiếm chác qua những phần trăm hay lại quả từ các bản hợp đồng mà bất kể thành tích đội bóng. Không ít lãnh đạo CLB sẵn sàng “đi đêm” với cấp trên để tạo thanh thế cho chắc ghế. Họ là một thành trì khó có thể đánh bại ra để thay đổi những cái mới. Nếu ông chủ CLB đi tìm cái mới, tìm người giỏi để tiến bộ mang về nhưng gặp một hệ thống phía dưới đã ăn “rơ” nhau thì không sớm thì muộn kẻ mới về cũng bật bãi. Đấy chính là yếu tố ngáng chân sự phát triển của bóng đá Việt Nam. Hiện nay hầu hết các CLB đều có “lực lượng” này chiếm giữ.

Không thay đổi từ con người cấp CLB đến con người ở điều hành giải thì có lẽ một thế kỷ sau bóng đá Việt Nam vẫn như thế thôi. Và đó là nguyên nhân vì sao ở tuổi 14 mà V-League lại ngày càng vắng khán giả, còn các CLB thì “nướng” tiền dù làm bóng đá không sinh lợi và không thể dùng bóng đá nuôi bóng đá.

Từ 2010 đến nay chỉ hơn ba năm mà thấy rõ cảnh phú quý giật lùi do công tác điều hành của V-League và các CLB.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Tấn Phước (plo.vn)
V-League 2023-24: Cuộc đua nóng bỏng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN