Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Fenerbahçe vs Lugano
Logo Fenerbahçe - FB Fenerbahçe
-
Logo Lugano - LUG Lugano
-
Partizan vs Dynamo Kyiv
Logo Partizan - PAR Partizan
-
Logo Dynamo Kyiv - DYN Dynamo Kyiv
-
Manchester United vs Fulham
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Fulham - FUL Fulham
-
Ipswich Town vs Liverpool
Logo Ipswich Town - IPS Ipswich Town
-
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Nottingham Forest vs AFC Bournemouth
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Newcastle United vs Southampton
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Logo Southampton - SOU Southampton
-
Everton vs Brighton & Hove Albion
Logo Everton - EVE Everton
-
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Arsenal vs Wolverhampton Wanderers
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
West Ham United vs Aston Villa
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Brentford vs Crystal Palace
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Chelsea vs Manchester City
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-

Ông Hỷ quả quyết V-League không hoãn

Hôm nay (25/9), chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ đã khẳng định như vậy, khi có thông tin một số đội bóng không thể duy trì được hoạt động vì lý do tài chính.

Hiện tại, hàng loạt các đội bóng ở V-League đang lâm vào cảnh túng quẫn, “thiếu trên hụt dưới” vì những khó khăn về kinh tế. Các ông “bầu” đang có dấu hiệu dần “xa lánh” với bóng đá, hoặc ngán ngẩm với việc chi ra cả núi tiền để đầu tư cho một CLB tranh đua ở giải chuyên nghiệp nhưng hiệu quả thì lại không được như mong muốn. Việc này đang khiến V-League và giải hạng Nhất mùa tới đối mặt với nguy cơ tạm dừng vì thiếu thốn tài chính. Nhiều cầu thủ ở các đội bóng đã tỏ ra hoang mang khi không biết tương lai như thế nào, nhiều người trong cuộc đang bất an với viễn cảnh đội nhà bị đem bán, hoặc sáp nhập với CLB khác

Để trấn an dư luận cũng như giới cầu thủ, Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) Nguyễn Trọng Hỷ đã bày tỏ: “Đây là thời điểm khó khăn chung của nền kinh tế, bóng đá Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên, theo quan điểm của VFF, dù có đội bóng nào tuyên bố phá sản, V-League hay các giải chuyên nghiệp khác của Việt Nam vẫn diễn ra bình thường, các bộ phận chuyên môn của VFF và VPF (Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam) sẽ nghiên cứu, xây dựng kế hoạch thi đấu phù hợp với số đội tham gia”.

Ông Hỷ quả quyết V-League không hoãn - 1

SLNA cũng đang gặp khó khăn

Cũng theo người đứng đầu bóng đá Việt Nam, ông đã nhận được rất nhiều lời “than khổ” từ những đội bóng, khi đứng trước nguy cơ nhà tài trợ phải dứt áo ra đi. “Mặc dù chưa nhận được văn bản báo cáo chính thức nào từ các CLB, nhưng qua những thông tin, tôi đã nắm được phần nào sự khó khăn của các đội bóng. Nhiều CLB đã chia sẻ với tôi, để tiếp tục duy trì được bóng đá trong năm nay là hết sức khó khăn. Đơn cử như trường hợp của SLNA, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Bóng đá SLNA Nguyễn Hồng Thanh đã gọi điện cho tôi và nói những vướng mắc mà họ đang phải đối đầu. Ngoài ra, một số đội bóng khác như Navibank.SG, V.Ninh Bình… cũng đang chịu cảnh tương tự”, ông Hỷ thừa nhận các đội bóng đang bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. 

Nắm bắt được những tình hình đó, theo ông Hỷ thì VFF và các bộ phận liên quan đã và đang bắt tay vào một cuộc cải tổ, để cứu vãn nền bóng đá Việt Nam. “Trong nhiều năm nay, các đội bóng thường tiêu tiền vô tội vạ, không có kiểm soát, họ thích là làm. Nhưng bây giờ sẽ khác, VFF đang lên rất nhiều kế hoạch, sửa đổi quy chế, điều lệ để tăng sự kiểm soát về tài chính ở các đội bóng. Trước đó họ có thể tiêu 60-80 tỷ đồng/1 mùa giải, nhưng nay họ có thể sử dụng 35-40 tỷ đồng cũng không sao, lương thưởng cho các cầu thủ sẽ phải điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Tới đây ngày 7/10 chúng tôi sẽ thông qua tại Đại hội thường niên của VFF để lấy ý kiến các thành viên về những vấn đề đang tồn tại”, ông Hỷ vạch “đường binh” để cứu nền bóng đá đang “gặp trục trặc” vì kinh tế khó khăn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Trúc An ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN