Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Hải Phòng vs Đông Á Thanh Hóa
Logo Hải Phòng - VHP Hải Phòng
-
Logo Đông Á Thanh Hóa - THO Đông Á Thanh Hóa
-
Aston Villa vs Tottenham Hotspur
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Chelsea vs Manchester United
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
SHB Đà Nẵng vs Quảng Nam
Logo SHB Đà Nẵng - SDN SHB Đà Nẵng
-
Logo Quảng Nam - QNA Quảng Nam
-
Hồng Lĩnh Hà Tĩnh vs Sông Lam Nghệ An
Logo Hồng Lĩnh Hà Tĩnh - H3T Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
-
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
-
Mainz 05 vs Bayer Leverkusen
Logo Mainz 05 - M05 Mainz 05
-
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Hoffenheim vs Bayern Munich
Logo Hoffenheim - TSG Hoffenheim
-
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Borussia Dortmund vs Holstein Kiel
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo Holstein Kiel - KSV Holstein Kiel
-
RB Leipzig vs Stuttgart
Logo RB Leipzig - RBL RB Leipzig
-
Logo Stuttgart - VFB Stuttgart
-
PSG vs Auxerre
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Auxerre - AJA Auxerre
-
Lens vs Monaco
Logo Lens - RCL Lens
-
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Everton vs Southampton
Logo Everton - EVE Everton
-
Logo Southampton - SOU Southampton
-
Quy Nhơn Bình Định vs Thể Công - Viettel
Logo Quy Nhơn Bình Định - BIN Quy Nhơn Bình Định
-
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-
Thép Xanh Nam Định vs Hoàng Anh Gia Lai
Logo Thép Xanh Nam Định - NDI Thép Xanh Nam Định
-
Logo Hoàng Anh Gia Lai - HGL Hoàng Anh Gia Lai
-
Hà Nội vs TP Hồ Chí Minh
Logo Hà Nội - HAN Hà Nội
-
Logo TP Hồ Chí Minh - HCM TP Hồ Chí Minh
-
Roma vs Milan
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Milan - MIL Milan
-
Parma vs Napoli
Logo Parma - PAR Parma
-
Logo Napoli - NAP Napoli
-
Lecce vs Torino
Logo Lecce - LEC Lecce
-
Logo Torino - TOR Torino
-
Juventus vs Udinese
Logo Juventus - JUV Juventus
-
Logo Udinese - UDI Udinese
-
Inter Milan vs Lazio
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
Logo Lazio - LAZ Lazio
-
Fiorentina vs Bologna
Logo Fiorentina - FIO Fiorentina
-
Logo Bologna - BOL Bologna
-
West Ham United vs Nottingham Forest
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-
Leicester City vs Ipswich Town
Logo Leicester City - LEI Leicester City
-
Logo Ipswich Town - IPS Ipswich Town
-
Brentford vs Fulham
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Logo Fulham - FUL Fulham
-
Arsenal vs Newcastle United
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Las Palmas vs Leganés
Logo Las Palmas - LPM Las Palmas
-
Logo Leganés - LEG Leganés
-
Sevilla vs Real Madrid
Logo Sevilla - SEV Sevilla
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Barcelona vs Villarreal
Logo Barcelona - BAR Barcelona
-
Logo Villarreal - VIL Villarreal
-
Atlético Madrid vs Real Betis
Logo Atlético Madrid - ATM Atlético Madrid
-
Logo Real Betis - BET Real Betis
-
Brighton & Hove Albion vs Liverpool
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Manchester City vs AFC Bournemouth
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Crystal Palace vs Wolverhampton Wanderers
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Hoàng Anh Gia Lai vs SHB Đà Nẵng
Logo Hoàng Anh Gia Lai - HGL Hoàng Anh Gia Lai
-
Logo SHB Đà Nẵng - SDN SHB Đà Nẵng
-
Thể Công - Viettel vs Hải Phòng
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-
Logo Hải Phòng - VHP Hải Phòng
-
TP Hồ Chí Minh vs Becamex Bình Dương
Logo TP Hồ Chí Minh - HCM TP Hồ Chí Minh
-
Logo Becamex Bình Dương - BBD Becamex Bình Dương
-

Góc nhìn người yêu bóng đá: “Tiêu chí tự trọng”

Trước Đại hội Ban Chấp hành LĐBĐ Việt Nam nhiệm kỳ VII, vấn đề nhân sự cho bộ máy mới được dư luận và người hâm mộ rất quan tâm.

Nguyên do nhiều người sợ cảnh “bình mới, rượu cũ” sẽ không làm thay đổi được bộ mặt của bóng đá Việt Nam. Trên tinh thần đó, Phó Chủ tịch Hội Cổ động viên Việt Nam Trần Song Hải đã gửi đến một tiêu chí quan trọng đối với những người điều hành bóng đá.

Sở dĩ nói đến tiêu chí tự trọng bởi lẽ trong quá khứ có không ít người mắc căn bệnh đổ thừa. Nhiều vụ việc nằm trong tầm quản lý của mình nhưng người ta vẫn cứ chối phăng và đổ trách nhiệm cho người khác. Khi ông Nguyễn Trọng Hỷ làm chủ tịch VFF, ít nhất là ở các lần thất bại tại SEA Games và AFF Cup, có không ít vị ở cấp cao và cả cấp dưới của Liên đoàn đều thiếu dũng khí trước những kết quả tệ hại của bóng đá nước nhà: Thất bại ở chung kết SEA Games 2009, thất bại ở SEA Games 2011, thất bại ở AFF Cup 2010, 2012 tất cả đều trút lên đầu HLV trưởng - vị trí rất quan trọng nhưng khi cần thì người ta sẵn sàng biến thành “chốt thí”.

Sau SEA Games 2011, VFF đã sa thải HLV Falko Goetz ngay khi ông còn chưa trở lại Việt Nam sau kỳ nghỉ phép nhằm giải tỏa sức ép dư luận và làm nguội hơi nóng từ chiếc ghế của một vài quan chức. Đến khi thấy không xong thì Tổng Thư ký Trần Quốc Tuấn mới là người tiếp theo tuyên bố từ nhiệm. Nhưng cái sự ra đi này cũng chẳng phải vì lòng tự trọng của một vị trưởng đoàn khi ấy mà vì những vấn đề hậu trường và để tạm thời xoa dịu dư luận. Thực tế chứng minh sau thời gian “núp bóng”, giờ đây ông Tuấn lại xuất hiện trong danh sách ứng viên cho vị trí tổng thư ký VFF khóa VII.

Góc nhìn người yêu bóng đá: “Tiêu chí tự trọng” - 1

Các CĐV hết lòng với bóng đá Việt Nam mong muốn những nhà điều hành có lòng tự trọng khi ngồi vào những vị trí then chốt

Trong khi đó, sau vụ loạn đả trên sân Vinh ở mùa giải 2008 dẫn đến việc một CĐV thiệt mạng, nhiều người đã đưa ra ý kiến xóa sổ V-League vì nó quá lùm xùm và tai tiếng. Vụ việc đó khiến ông Trưởng giải Dương Nghiệp Khôi phải rời ghế nóng một cách… miễn cưỡng. Sự thật thì ông Khôi là người có năng lực tổ chức nhưng cách làm của ông cũng đã dần đi vào lối mòn, thậm chí các trọng tài và giám sát tại Việt Nam rất sợ quyền lực cứng và mềm của ông này.

Sau đó dư luận lắng xuống thì ông Khôi trở lại cho đến tháng 8-2011, dưới sức ép của các ông bầu, tại hội nghị tổng kết mùa giải và áp lực từ dư luận, ông Khôi lần thứ hai chia tay vị trí trưởng ban tổ chức giải V-League.

Từ năm 2000, thời điểm mà chúng ta chập chững làm bóng đá chuyên nghiệp đến nay đã 13 năm rồi mà con tàu bóng đá Việt Nam vẫn chuyển động như “rùa bò” cũng vì cách hành xử còn chưa “tự nguyện” của những người có trách nhiệm. Ngoài ra, trong quá khứ cũng có không ít vị trí thuộc hàng then chốt, có ảnh hưởng đến “sinh mệnh” bóng đá Việt Nam nhưng lại thiếu lòng tự trọng dẫn đến thực tế bóng đá nước nhà rơi vào tình trạng “phú quý giật lùi”.

Lòng tự trọng luôn dẫn dắt người ta đến cách hành xử sao cho phải phép, giống như vị tướng thất trận trở về và chấp nhận cúi đầu chịu tội trước đấng quân vương với khí phách của người quân tử dám làm, dám chịu. Những ai có lòng tự trọng chắc chắn sẽ hành động có trách nhiệm khi ngồi vào các vị trí quan trọng chứ không thể lơ là hay vì quyền lợi riêng mà gây tổn hại cho cái chung.

Nếu vậy thì VFF khóa VII phải có những con người mới được bầu ra trên tinh thần bầu cử dân chủ trực tiếp, mới mẻ và công khai để loại bỏ lối tư duy cũ, cách làm cũ… Trong bối cảnh đó, những ai có liên quan đến “cái cũ” càng không nên “tái xuất” để khỏi phải bị lạc lõng và phá hỏng thanh âm của “bản hòa tấu” được phối nhịp bởi “dàn hợp xướng” mới.

Thành ra bên cạnh các tiêu chí cơ bản thì một người muốn chen chân vào các vị trí của VFF khóa mới phải được xét chọn dựa trên “tiêu chí tự trọng”! Còn để thẩm định ai đó có lòng tự trọng hay không thì các đại biểu của kỳ đại hội tới hãy nhìn lại các hành xử của ứng viên trong quá khứ để cân nhắc trước khi đưa ra quyết định chính xác từ lá phiếu của mình.

Các CĐV chúng tôi tha thiết mong mỏi Bộ TT-VH&DL, Tổng cục TDTT, các cơ quan an ninh, báo đài, người hâm mộ cả nước cùng chúng tôi đóng góp xây dựng lại tương lai của bóng đá Việt Nam từ những việc làm cụ thể của ngày hôm nay.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trần Song Hải (phapluattp.vn)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN