Trận đấu nổi bật

Xem thêm

U23 Kuwait vs U23 Malaysia
Logo U23 Kuwait - KUW U23 Kuwait
-
Logo U23 Malaysia - MAS U23 Malaysia
-
U23 Uzbekistan vs U23 Việt Nam
Logo U23 Uzbekistan - UZB U23 Uzbekistan
-
Logo U23 Việt Nam - VIE U23 Việt Nam
-
Arsenal vs Chelsea
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Lorient vs PSG
Logo Lorient - FCL Lorient
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Wolverhampton Wanderers vs AFC Bournemouth
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Manchester United vs Sheffield United
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Sheffield United - SHU Sheffield United
-
Everton vs Liverpool
Logo Everton - EVE Everton
-
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Crystal Palace vs Newcastle United
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Monaco vs Lille
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Logo Lille - LIL Lille
-
Brighton & Hove Albion vs Manchester City
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
West Ham United vs Liverpool
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Wolverhampton Wanderers vs Luton Town
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Logo Luton Town - LUT Luton Town
-
Newcastle United vs Sheffield United
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Logo Sheffield United - SHU Sheffield United
-
Manchester United vs Burnley
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Burnley - BRN Burnley
-
Fulham vs Crystal Palace
Logo Fulham - FUL Fulham
-
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Everton vs Brentford
Logo Everton - EVE Everton
-
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Aston Villa vs Chelsea
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Tottenham Hotspur vs Arsenal
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
AFC Bournemouth vs Brighton & Hove Albion
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Nottingham Forest vs Manchester City
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Bayern Munich vs Real Madrid
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Borussia Dortmund vs PSG
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Roma vs Bayer Leverkusen
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Olympique Marseille vs Atalanta
Logo Olympique Marseille - OM Olympique Marseille
-
Logo Atalanta - ATA Atalanta
-

Chelsea Mourinho 2.0 cần gì để là số 1?

Các nguyên tắc chiến thuật của Mourinho được xây dựng trên nền tảng phòng ngự.

Jose Mourinho tất nhiên là một HLV giỏi, thậm chí là nằm trong tốp những chiến thuật gia giỏi nhất thế giới hiện tại. Nhưng như bất kỳ HLV nào khác, ông chỉ thực sự thành công với những “nguyên liệu” phù hợp với triết lý bóng đá của mình.

Các nguyên tắc chiến thuật của Mourinho được xây dựng trên nền tảng phòng ngự, và xu hướng này bộc lộ từ khi ông còn là một trợ lý kiêm phiên dịch của HLV lão làng Bobby Robson.

Ngưỡng mộ bóng đá Ý

Nắm nhiệm vụ “trinh sát” đối phương, Mourinho thường viết ra những báo cáo hết sức chi tiết và cả giải pháp vô hiệu hóa đối thủ hiệu quả. Trận đấu với Mourinho là một ván cờ mà ông sẽ làm mọi cách tạo ra thế trận khiến đối phương không thể phát huy hết khả năng của họ.

Chelsea Mourinho 2.0 cần gì để là số 1? - 1

Mourinho thích bóng đá kiểu Ý

Trong một bài trả lời phỏng vấn vào năm ngoái, Mourinho công khai thừa nhận sự ngưỡng mộ với bóng đá Ý: “Tôi khâm phục phong cách huấn luyện kiểu Ý, dù họ thường bị cho là chỉ biết phòng thủ. Với tôi, tư duy nặng về chiến thuật không đồng nghĩa với phòng ngự, và các HLV Ý đơn giản là có tính chiến thuật rất cao”.

Mourinho kể lại: “Tôi vẫn còn nhớ trận Inter Milan gặp Genoa, đó là trải nghiệm đầu tiên của tôi với bóng dá Ý. Đối thủ của tôi là Gian Piero Gasperini. Inter bắt đầu với một chiến thuật tấn công, còn Genoa đá 5-3-2. Tôi muốn thắng, nhưng cuối cùng chỉ giành được một trận hòa”.

Đó là một cuộc đấu trí dai dẳng: “20 phút sau tiếng còi khai cuộc, tôi thay đổi chiến thuật, và thêm một lần nữa sau giờ nghỉ, nhưng lúc nào Gasperini cũng thích ứng kịp. Chúng tôi đuổi bắt như thế 5 lần, tôi muốn thắng, còn ông ta không muốn thua, cứ như cờ vua vậy”.

Và những gì diễn ra cho đến thời điểm này cũng chứng minh rằng Mourinho là một HLV kiểu Ý, dù mang quốc tịch BĐN.

Mourinho tức là... phá lối chơi

Cách tiếp cận trận đấu thường thấy của Mourinho là phòng ngự phản công, và đó là thế mạnh rõ ràng của ông, cũng như có HLV chỉ giỏi tấn công (Zdenek Zeman), hoặc có người luôn cân bằng (Carlo Ancelotti). Và chiến thuật thì luôn cần được xây dựng bởi những cầu thủ phù hợp.

Nhớ lại các đội bóng trước đây của Mourinho và ta sẽ thấy điều đó. Đội Porto vô địch Champions League 2003-2004, Inter đoạt cú ăn ba mùa 2009-2010, và Chelsea trong “nhiệm kỳ” đầu của Mourinho đều không phải các đội bóng giỏi áp đặt lối chơi, nhưng chơi phản công thì chắc chắn không ai giỏi hơn họ trong cùng thời kỳ. Chiến thuật ấy thành công nhờ những tập thể giàu tính tổ chức và kỷ luật.

Và tạo ra những tập thể như thế cũng đòi hỏi những cầu thủ phù hợp: Họ phải khỏe (về sức bền hoặc sức mạnh), ý chí mạnh mẽ, ý thức kỷ luật cao.

Họ phải khỏe, có tố chất thần kinh vững và ý thức tổ chức kỷ luật không phải chỉ để phòng ngự, mà còn đẻ chuyển đổi sang trạng thái tấn công nhanh trong những tình huống cụ thể mà Mourinho yêu cầu. Zlatan Ibrahimovich đã từng nói về bí quyết chiến thắng này của Mourinho trong cuốn tự truyện của anh: “Đó là những giây quan trọng. Trong những tình huống như vậy, một chuyển động nhỏ nhưng bất ngờ, hoặc sai lầm chiến thuật của đối thủ có thể định đoạt mọi thứ, và Mourinho nghiên cứu kỹ lưỡng điều này hơn bất kỳ ai. Ông muốn các cầu thủ phải nghĩ và phân tích thật nhanh”.

Để vượt qua Barcelona ở bán kết Champions League 2010, Mourinho đã chuẩn bị cho các học trò ít nhất 5 tình huống phản công chỉ trong 3-4 giây, tùy theo diễn biến trên sân, và họ đã chiến thắng. Làm giảm hiệu suất tấn công của đối thủ và khai thác sai lầm của họ là biệt tài của Mourinho, và ông cần những cầu thủ đặc thù để làm điều đó.

Từ thất bại ở Madrid

Real Madrid không phải đội bóng lý tưởng của Mourinho, dù mức đầu tư lực lượng chưa từng có so với các đội bóng trước đây của ông. Và tại đây, HLV người Bồ buộc phải tạo ra một đội bóng tấn công, dù phòng ngự phản công mới đích thực là thế giới của ông.

Phong cách phiêu lưu của giải Liga và một phần áp lực từ các khán giả Madrid đã dẫn đến sự thay đổi ấy của Mourinho: Ông sử dụng một cầu thủ kiến tạo lối chơi được hỗ trợ bởi hai tiền đạo cánh, tất cả đều được giải phóng khỏi nhiệm vụ phòng ngự (ở Inter trước đây và Chelsea “nhiệm kỳ” đầu, đến cả Drogba và Eto`o vẫn phải lui về phòng ngự như thường). Ông cho Madrid chơi với hàng thủ dâng cao để siết chặt các khoảng trống từ giữa sân và làm “bệ đỡ” cho cầu thủ số 10.

Chelsea Mourinho 2.0 cần gì để là số 1? - 2

Ông sẽ lại thành công cùng Chelsea?

Nhưng tấn công có lẽ không phải điểm mạnh của Mourinho. Madrid của ông luôn thiếu một cái gì đó mê hoặc và say đắm của bóng đá tấn công, ngay cả khi họ cán đích với 100 điểm và 121 bàn thắng ở Liga mùa 2011-2012. Những màn hủy diệt của họ tạo ra cảm giác tàn nhẫn, được tạo nên từ sự chính xác và khoa học, hơn là một đội bóng tấn công phiêu lưu và hoa mỹ.

Thất bại khá rõ ràng trước Dortmund ở bán kết Champions League mùa này có thể được lý giải rất đơn giản: Mourinho đã sử dụng “sở đoản” của mình để chống lại sở trường của Dortmund, một đội bóng tấn công đích thực.

Chelsea vẫn còn là một “công trường”

Madrid không có những mẫu cầu thủ tổ chức, kỷ luật và mạnh mẽ như Inter, hay Chelsea, thậm chí là Porto trước đây, và đó là lý do khiến Mourinho phải gượng gạo áp dụng chiến thuật tấn công. Đội bóng áo trắng không có một trung vệ đáng tin cậy và có phẩm chất điềm tĩnh của một nhà chỉ huy (Carvalho hay chấn thương, Pepe và Ramos đều chơi bóng thiên về bản năng), không có một “máy cày” ở tuyến tiền vệ, và cũng không luôn một tiền đạo có sức mạnh, chơi tì đè (Benzema lẫn Higuain đều thiên về kỹ thuật, còn Ronaldo xuất phát từ cánh).

Chelsea hiện tại cũng như vậy. Các “công thần” trước đây như Cech, Terry hay Lampard đều đã ở bên kia sườn dốc sự nghiệp. Đội hình hiện tại có rất ít cầu thủ lì lợm, khỏe và giàu tính kỷ luật như trước. Oscar, Mata.v.v chơi thiên về kỹ thuật; Ramires bền bỉ, nhưng thiếu sức mạnh và khá “mỏng cơm”, David Luiz là trung vệ tốt nhất, nhưng lối chơi của anh cũng... vô kỷ luật và thiếu an toàn nhất.

Kỳ chuyển nhượng Hè này, vì thế, mang ý nghĩa rất lớn với Mourinho. Ông khó mà thành công rực rỡ với một đội ngũ không phù hợp với triết lý bóng đá của mình. Nếu chúng ta thấy Chelsea mùa sau chơi tấn công, thì đó chưa chắc là dấu hiệu tốt cho tương lai của họ. Với một HLV chơi phòng ngự phản công từ trong máu như Jose Mourinho.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phạm An ([Tên nguồn])
Tranh luận cùng Phạm An Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN