Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Philippines vs Myanmar
Logo Philippines - PHI Philippines
-
Logo Myanmar - MYA Myanmar
-
Indonesia vs Lào
Logo Indonesia - IDN Indonesia
-
Logo Lào - LAO Lào
-
Viktoria Plzeň vs Manchester United
Logo Viktoria Plzeň - PLZ Viktoria Plzeň
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Roma vs Sporting Braga
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Sporting Braga - BRA Sporting Braga
-
PAOK vs Ferencváros
Logo PAOK - PKT PAOK
-
Logo Ferencváros - FTC Ferencváros
-
Malmö FF vs Galatasaray
Logo Malmö FF - MFF Malmö FF
-
Logo Galatasaray - GS Galatasaray
-
Rangers vs Tottenham Hotspur
Logo Rangers - RAN Rangers
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Porto vs Midtjylland
Logo Porto - POR Porto
-
Logo Midtjylland - FCM Midtjylland
-
Ajax vs Lazio
Logo Ajax - AJX Ajax
-
Logo Lazio - LAZ Lazio
-

BÌNH LUẬN: “Dây” ở tuyển

“Muốn lên tuyển thì phải có dây” đó là câu hết sức phổ biến trong làng bóng đá Việt Nam nhiều năm qua.

“Muốn lên tuyển thì phải có dây” đó là câu hết sức phổ biến trong làng bóng đá Việt Nam nhiều năm qua. Nếu xem xét một cách kỹ càng, thì cái cụm từ quan hệ “theo dây” không chỉ xuất hiện trong bóng đá mà nó tồn tại ở mọi tập thể hay tổ chức xã hội bất kỳ ở đâu trên Thế giới. Một ngôi sao sẽ không tỏa sáng nếu không có sự hỗ trợ của các đồng đội, và nếu ngôi sao ấy không chấp nhận “đu” theo quyền lực cao nhất của đội bóng ấy thì chuyện thất bại là điều đương nhiên. Có quá nhiều ví dụ để minh họa cho mối quan hệ này trong bóng đá.

Ở đội tuyển chúng ta từng nghe rất nhiều câu chuyện như phân bè, kết phái như kiểu cái thời mà đội tuyển có nhiều cầu thủ Thể Công thì các cầu thủ của Công An Hà Nội sẽ bị “đì”, hay sau này là nhóm cầu thủ SLNA trở thành thủ lĩnh, ai không “hòa nhập” thì cơ hội đá chính là rất thấp, thậm chí phải sớm rời đội tuyển.

Ngày đầu tiên lên tuyển, ngay lập tức ông Phúc cũng đã phải xây dựng đội tuyển theo hình thái tổ chức mới và đương nhiên ông trọng dụng những học trò cũ của mình. Mạnh Dũng - Văn Quyết là những người nắm giữ quyền lực lớn ở đội tuyển lúc này. Những cầu thủ nơi khác dù có xuất sắc cỡ nào cũng khó có đất để tồn tại nếu như không “hợp cạ” với dây quyền lực ở đội tuyển. Đấy là điều đã được nhiều cầu thủ đang có mặt ở đội tuyển lúc này xác nhận.

BÌNH LUẬN: “Dây” ở tuyển - 1

Bóng đá Việt Nam còn tồn tại nhiều bất cập

Câu chuyện “quân anh, quân tôi” tiếp tục được nhắc đến ở giải U.21 Quốc tế Báo Thanh Niên, khi HLV Đinh Văn Dũng thường xuyên sử dụng các cầu thủ SLNA trên sân, trong khi những cầu thủ Vĩnh Long, TPHCM hay những nơi khác ít có cơ hội ra sân. Dù cho ở giải trong nước, họ xuất sắc hơn nhiều, như trường hợp của tiền vệ Đình Trường (Vĩnh Long), cầu thủ xuất sắc nhất VCK, nhưng đến nay mới được chơi chưa đầy 5 phút, dù trong 5 phút ngắn ngủi ấy Trường chơi khá hay.

Nghĩ thế nào đây khi 2 cầu thủ Hà Nội T&T “vượt rào” đi bar uống rượu, hút thuốc thì chỉ bị khiển trách trong khi Lê Quốc Phương không được lên tuyển chỉ vì “HLV gọi điện không được”. Nếu nói theo nghĩa tích cực thì mối quan hệ đấy gọi là “nhập gia phải tùy tục” nhưng khi mối quan hệ ấy được hình thành một cách tiêu cực với chủ nghĩa cá nhân được đề cao, thì đó thực sự nguy hiểm cho tập thể một đội bóng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Thương (thethaohcm.com.vn)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN