Từng bị chẩn đoán không sống được quá 2 tuổi, chàng trai vẫn tốt nghiệp thủ khoa đại học hàng đầu

Sự kiện: Giới trẻ 2024

Khi Jonathan Tiong còn là một đứa trẻ sơ sinh, bác sĩ từng nói với cha mẹ anh rằng anh sẽ không được quá 2 tuổi.

Jonathan Tiong nhận bằng tốt nghiệp thủ khoa Đại học Quốc gia Singapore danh giá. Ảnh: CNA

Jonathan Tiong nhận bằng tốt nghiệp thủ khoa Đại học Quốc gia Singapore danh giá. Ảnh: CNA

Khi mới sinh ra, Jonathan Tiong đã mắc chứng teo cơ tủy sống loại hai, một tình trạng di truyền hiếm gặp khiến các cơ trở nên yếu và có thể bị hỏng. Đáng nói, căn bệnh này vẫn tiếp tục tiến triển, nghĩa là Jonathan sẽ yếu đi theo thời gian. Đó là lý do anh từng bị chẩn đoán không thể sống quá 2 tuổi.

Tuy nhiên, vào tháng 10/2021, vào cùng ngày anh bước sang tuổi 24, Jonathan đã được nhận tấm bằng tốt nghiệp thủ khoa của Đại học Quốc gia Singapore (NUS) khoá tốt nghiệp năm 2021. Ngoài ra, Jonathan cũng đã có được một công việc uy tín tại quỹ tài sản có chủ quyền GIC, hiện anh đang làm việc toàn thời gian với tư cách là một biên tập viên. 

Chia sẻ về những thành tích này, Jonathan tâm sự: "Tôi luôn cảm thất bất ngờ bởi những điều tốt đẹp xảy ra".

Trao đổi với CNA, Jonathan tự nhận mình là một sinh viên "giản dị và bình thường" trong suốt thời đi học. Khi có thời gian rảnh, Jonathan thường chơi game hoặc xem các video phát trực tiếp trên nền tảng Twitch. Ngoài ra, anh còn có thói quen viết bài đăng blog và dành tình yêu cho việc viết lách. 

Anh nói thêm: "Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ là thủ khoa vì tôi không phải một người giống như những thủ khoa khác. Tôi không dẫn đầu một (hoạt động ngoại khóa), tôi không phải là đội trưởng của một đội thể thao nào đó, đại loại như vậy. Tôi học rất nhiều, đạt điểm cao, nhưng rất nhiều người khác cũng vậy. Vì vậy, tôi không thực sự cảm thấy nổi bật".

Bất chấp những thách thức mà anh ấy phải vật lộn trong suốt thời gian đi học, cụ thể là sự mệt mỏi và khả năng tiếp cận trong một thế giới chủ yếu được xây dựng cho những người có thể hình tốt, Jonathan Tiong đã cho thấy sự mạnh mẽ và bản lĩnh của chính mình. 

Chia sẻ về ngôi trường NUS, Jonathan đùa rằng đây là trường "Đại học Quốc gia về Cầu thang". Anh mô tả trường học như một mê cung với các hành lang, kết nối thang máy và lối đi dài giữa các lớp học. Anh nói: "Đôi khi những người có thể lực bình thường có thể đi đường tắt, đi bộ lên một con dốc đầy cỏ. Nhưng tôi không thể làm điều đó".

Jonathan cần một người chăm sóc toàn thời gian, vai trò đó do cha anh đảm nhận. Anh chia sẻ cha anh phải đưa anh và xếp chiếc xe lăn có động cơ của anh vào ô tô, lái xe, bốc dỡ xe và đi cùng anh đến lớp học mỗi ngày.

Để làm cho vấn đề phức tạp hơn, anh chỉ có thể tham gia các lớp học không kéo dài quá lâu trong một ngày. Nếu không, những phần cơ thể tiếp xúc với xe lăn sẽ bị đau nhức. Những nhiệm vụ như giữ thăng bằng hay quay đầu cũng đòi hỏi nhiều nỗ lực.

Làm việc toàn thời gian tại GIC được anh Jonathan coi là một "giấc mơ hay một điều viển vông". Anh đã tới đây thực tập từ năm 2019. Anh chia sẻ: "Tôi hoàn toàn nhận thức được tình trạng lao động với người tàn tật ra sao ở Singapore. Thực tế là hầu hết người khuyết tật Singapore đều thất nghiệp hoặc bạn sẽ phải tìm kiếm công việc trong nhiều tháng, nếu không phải là nhiều năm. Tôi không mong đợi điều đó".

Jonathan Tiong nhận được công việc "trong mơ" tại quỹ tài sản có chủ quyền GIC. Ảnh: CNA 

Jonathan Tiong nhận được công việc "trong mơ" tại quỹ tài sản có chủ quyền GIC. Ảnh: CNA 

Vì vậy, khi Jonathan nhận được một lời đề nghị công việc 18 tháng trước khi anh ấy dự kiến tốt nghiệp, anh đã cảm thấy vừa ngạc nhiên nhưng cũng rất nhẹ nhõm. 

Anh tâm sự: "Đó không phải điều tôi nghĩ sẽ xảy ra. Tôi từng ước về điều này. Vì vậy tôi cảm thấy thật sự tuyệt vời".

Cấp trên của Jonathan tại GIC, bà Mah Lay Choon, cho biết bà bị ấn tượng bởi sự nhanh nhạy "khả năng viết lách rõ ràng" và kết quả học tập xuất sắc của anh. Anh cũng thể hiện tinh thần "có thể làm được" và đưa ra nhiều sáng kiến ​​mạnh mẽ, chẳng hạn như tổ chức một loạt hoạt động trong công ty như một phần của phong trào Cuộc diễu hành màu tím nhằm nâng cao nhận thức của người khuyết tật. 

Quan trọng hơn, trong thời gian thực tập của mình, bà Mah đã thấy giá trị của việc một người nào đó trong GIC tập trung vào nội dung biên tập - một vai trò khai thác thế mạnh của anh.

Bà nói thêm: "Chúng tôi thừa nhận rằng sẽ có những loại công việc mà Jonathan sẽ làm kém hơn, nhưng điều này sẽ giống nhau đối với bất kỳ ai vì sẽ luôn có những lĩnh vực mà một người sẽ mạnh hơn những người khác".

Nguồn: [Link nguồn]

Cô gái 9x là cựu thủ khoa trường Luật, được học thẳng lên Tiến sĩ

Cô gái 9x Trần Thị Thanh Mai từng là cựu thủ khoa trường Luật, được đặc cách là công chức Tổng cục Hải quan theo chủ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Minh Hạnh ([Tên nguồn])
Giới trẻ 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN