Từ cô gái ghét rượu trở thành sommelier danh tiếng

Sự kiện: Giới trẻ 2024

Linh Ju (Nguyễn Thị Thuỳ Linh- 1988) là một sommelier (chuyên gia nếm thử rượu vang) lọt vào top 24 bảng xếp hạng thế giới có một hành trình theo đuổi nghề đầy gian nan, thử thách. Vượt qua nhiều định kiến về nữ giới về nghề, Linh Ju đã khẳng định bản thân với bạn bè quốc tế và truyền cảm hứng theo đuổi đam mê, yêu nghề cho giới trẻ Việt Nam.

Linh chuẩn bị đồ nhắm và chia sẻ kiến thức rượu vang tại nhà Đến những giải thưởng và truyền cảm hứng cho giới trẻ

Linh chuẩn bị đồ nhắm và chia sẻ kiến thức rượu vang tại nhà Đến những giải thưởng và truyền cảm hứng cho giới trẻ

Tài năng phát hiện từ trong trường Đại học

Được nhận học bổng và học chuyên ngành nấu ăn tại trường Le Cordon Bleu ở Pháp, Linh Ju không hề hay biết đây chính là hành trình khởi đầu cho đam mê và nghề sommelier sau này của mình. “Em vẫn theo học bình thường chuyên ngành nấu ăn tại trường bỗng một ngày thầy giáo bảo em là sao mày không học ngành ngửi mùi, thẩm định mùi rượu vang vì cho rằng em có khả năng. Thế nhưng lúc đầu em không hề hứng thú, thậm chí ghét những thứ liên quan đến rượu vì có ký ức buồn khi bố em mất vì ngộ độc rượu.

Khi thầy giáo thuyết phục và một vài lần thử nghiệm em bị cuốn hút. Từ việc mùi hương các vị rượu đến những câu chuyện văn hoá, lịch sử xoay quanh chai rượu khiến em tò mò và hứng thú. Thế rồi em theo học và càng học càng thấy nhiều điều mới mẻ”, Linh Ju nói.

Linh Ju chia sẻ, vì yêu thích nên khi học xong, Linh tự tìm hiểu nghiên cứu thêm lịch sử từng nhà sản xuất rượu, các toà lâu đài. “Khi chuyển từ ngành bếp sang thử rượu vang mẹ em không ủng hộ và cắt viện trợ. Vì vậy, có thời điểm ở Pháp em làm ngày làm đêm để có tiền học và theo đuổi đam mê. Cái nghề này không chỉ học lý thuyết là xong mà mình phải mua rượu về uống và thẩm định nên rất tốn kém để nâng cao vị giác của mình”, Linh cho hay.

Nhớ lại lần thử rượu nhớ đời khi học, Linh Ju thẹn thùng: “Lúc đó thầy đưa ra 20 chai rượu vang cho sinh viên học. Thầy dặn sinh viên chỉ ngậm rượu trong miệng sau đó nhổ ra. Nhưng vì tiếc nên em đã uống hết 20 ngụm rượu và sau đó say bất tỉnh nhân sự”.

Theo chia sẻ của Linh, vang có hàng vạn loại, giống nho khác nhau, điều kiện thổ nhưỡng khác nhau, cách thức sản xuất khác nhau. Nên cái khó đầu tiên là nắm bắt hương vị. Các sommelier phương Tây nhiều và nhiều người giỏi bởi họ sinh ra và lớn lên ở vùng đất của rượu vang. Họ cảm nhận được cỏ cây hoa lá, đất nước của họ và họ có rất nhiều trải nghiệm. Khi người khác cảm nhận văn hóa đó, trải nghiệm đó là rất khó.

Rượu vang ngon phải có sự cân bằng cay, chát, mặn, ngọt… Cũng giống như cuộc sống của chúng ta, phải có sự cân bằng mới là hạnh phúc.

Chính rượu vang đã dạy Linh nhiều thứ. Chai vang ngon cũng phải có chiều sâu, tức là phức hợp về hương vị. Cuộc sống cũng thế, phải có chiều sâu tinh tế, có sự đa dạng hiểu biết, bản thân hôm nay phải hơn hôm qua và phải biết cống hiến giá trị bản thân.

Với chuyên gia như Linh, giờ chỉ cần ngửi và nếm là biết nó được sản xuất ở vùng nào, cỏ cây, chất đất ra sao, sản xuất năm nào. Nên nói du lịch qua ly rượu vang không phải không có cơ sở. Uống rượu vang sẽ cảm nhận được hồn đất, hồn quê, truyền thống và con người ở đó. Hay loại rượu vang được làm từ nho trồng ở vùng khí hậu lạnh có đặc tính khác với loại trồng ở vùng có ánh nắng mặt trời… Hoặc như các men khác nhau cũng cho ra những hương vị khác nhau.

Linh chia sẻ thêm, uống vang không phải “trăm phần trăm”, sommelier chỉ nếm, chứ không uống rượu. “May mắn của tôi khi mẹ đã ủng hộ việc theo đuổi nghề này và động viên tôi: “Làm gì cũng phải chú ý sức khoẻ”, Linh Linhcho hay.

Dấu ấn quan trọng với Linh với nghề khi năm 2012, Linh đạt giải thưởng cao trong cuộc thi Best Sommelier của Tập đoàn của Pháp. Việc dự thi một cuộc thi với Linh xuất phát từ lòng tự tôn dân tộc khi trong nhóm bạn người nước ngoài cho rằng, một cô gái châu Á như Linh không bao giờ làm được.

“Em đi thi để chứng minh rằng tôi cô gái châu Á và tôi sẽ làm được những điều không ai làm được. Thật may mắn khi em giành giải. Em là một cô gái rất điên nên khi đã làm gì phải làm bằng được”, Linh nói.

Các sommelier phải thường xuyên rèn luyện bằng việc tập cho các giác quan quen với nghệ thuật thử nếm. Trước hết là phải phân biệt và xác định được các rung cảm về thị giác, thính giác, vị giác, xúc giác và cảm giác do vang đem lại, cố gắng làm sao khi thử nếm không có tác động của yếu tố bên ngoài.

Khi Linh trở về Việt Nam, nhiều người không tin một phụ nữ có kiến thức sâu về rượu vang nhưng bằng kinh nghiệm Linh từng làm việc tại các khách sạn 5 sao trên thế giới đã chứng minh cho mọi người thấy nghề này phụ nữ cũng làm được, thậm chí còn có lợi thế làm tốt hơn nam giới.

Nhiều năm sống giữa xứ sở vang, từng thời kỳ nho sinh trưởng, từng đặc tính của các giống nho để làm rượu vang từ rượu vang Chile đến vang Ý và Pháp… thậm chí Linh Jun đều đã thuộc lòng. Những kinh nghiệm “thao trường” này không sách vở nào có thể tái hiện đầy đủ.

Linh Ju trong buổi giảng dạy tại doanh nghiệp khách sạn, nghỉ dưỡng

Linh Ju trong buổi giảng dạy tại doanh nghiệp khách sạn, nghỉ dưỡng

Ngoài ra, các sommelier phải thường xuyên rèn luyện bằng việc tập cho các giác quan quen với nghệ thuật thử nếm. Trước hết là phải phân biệt và xác định được các rung cảm về thị giác, thính giác, vị giác, xúc giác và cảm giác do vang đem lại, cố gắng làm sao khi thử nếm không có tác động của yếu tố bên ngoài.

Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất vẫn là kinh nghiệm. Những người trong nghề đều biết rõ quy luật rằng để có khả năng nếm thử vang thì 1% nhờ vào năng khiếu và 99% còn lại là nhờ vào kinh nghiệm. Để đạt được điều này, các Sommelier cần có nhiều năm làm việc trong nghề cũng như thường xuyên tham gia các cuộc thi về nếm thử vang để cọ xát, nâng cao kinh nghiệm.

Hiện, Linh Jun đang làm sommelier tại Sofitel Macau At Ponte 16, giảng dạy tại Hoàng Tân Hòa và giảng dạy tại nhiều trung tâm... Tại nhà, Linh sưu tập nhiều chai rượu vang vừa phục vụ công việc vừa để thưởng thức với bạn bè có cùng đam mê.

Vừa rồi Linh tham dự cuộc thi Master Best sommelier toàn thế giới và lọt vào top 24. Linh chia sẻ, hiện, du lịch và Ẩm thực Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, do đó, sommelier sẽ sớm trở thành xu hướng mới và trở nên cực kì phát triển. Hiện, các bạn trẻ ngày nay có nhiều cơ hội với nghề sommelier nhưng nghề nào cũng cần có đam mê mãnh liệt. “Nếu mình có đam mê sẽ tìm mọi cách theo đuổi và vượt qua mọi rào cản, thấy những khó khăn là động lực. Hiện, hằng tuần, em tập hợp nhóm các bạn trẻ đến nhà em cùng nhau thưởng thức rượu vang và nói về những câu chuyện văn hoá để dẫn dắt các bạn theo nghề. Ngoài ra, em còn đi giảng dạy tại nhiều doanh nghiệp để lan toả những hiểu biết về rượu vang”, Linh tâm sự.

Đối với Linh, vang không phải là thức uống, mà vang là nghệ thuật. Người làm vang phải biết cách làm và người thưởng vang cũng phải biết cách thưởng. Không thể ngẫu hứng uống trọn một ngụm mà phải chậm chạp, cần thời gian nếm thử từng giọt. Nghệ thuật đó không phải ai cũng biết, vậy nên nhiệm vụ của Linh chính là lan tỏa, giới thiệu cho nhiều người cùng biết.

Nguồn: [Link nguồn]

Cô gái 18 tuổi theo đuổi công việc dọn dẹp nhà cửa hậu những ”cái chết cô độc”

Cô gái 19 tuổi hiện đang làm công việc vô cùng đặc biệt mà không phải ai cũng có can đảm để tham gia, đó là dọn dẹp nhà cho người đã qua đời.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Mai ([Tên nguồn])
Giới trẻ 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN