Nước mắt mẹ già nằm liệt giường vì bị ngã nhưng 3 con trai không ai chịu phụng dưỡng

"Dù mẹ có làm điều gì sai thì các anh cũng không lớn lên nhờ uống sương", thẩm phán nói với 3 người con trai của nạn nhân.

Một tòa án ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc đã ra quyết định yêu cầu 3 anh em phải thay phiên nhau chăm sóc người mẹ gần 80 tuổi sau khi bà đâm đơn kiện các con.

Trước đó, cụ bà giấu tên sống một mình, không thể di chuyển và phải nằm liệt giường sau khi vô tình bị ngã, theo South China Morning Post.

Ban đầu, bà cố gắng lên kế hoạch với các con trai để họ chăm sóc mình, song phải nhờ đến tòa án do họ không đạt được đồng thuận.

Ba người con trai không chịu chăm sóc mẹ già.

Ba người con trai không chịu chăm sóc mẹ già.

Phiên tòa được tổ chức tại nhà của cụ vì bà không thể di chuyển. "Dù mẹ có làm điều gì sai với các anh, các anh cũng không lớn lên nhờ uống sương", thẩm phán nói với ba người con, nhắc nhở họ về công nuôi dưỡng thuở nhỏ của bà. Ba anh em đã đồng ý theo phán quyết của tòa án và sẽ luân phiên chăm sóc mẹ.

Bà cụ nằm liệt giường (trái) và phiên tòa diễn ra tại nhà của bà. Ảnh: SCMP.

Bà cụ nằm liệt giường (trái) và phiên tòa diễn ra tại nhà của bà. Ảnh: SCMP.

Tình trạng người già cô đơn ngày càng phổ biến ở Trung Quốc

Khoảng 36,6% người cao tuổi ở Trung Quốc cho biết họ cảm thấy cô đơn. Đây là kết quả của một báo cáo công bố mới đây của Trung tâm nghiên cứu giả hóa Trung Quốc dựa trên dữ liệu thu thập từ các cuộc khảo sát tiến hành năm 2015 và 2017.

Theo báo cáo, trên 40% người cao tuổi tại các khu vực nông thôn cho biết họ cảm thấy cô đơn, trong khi gần 30% người cao tuổi tại các khu vực đô thị gặp vấn đề tương tự. Nhìn chung, khoảng 52,6% người từ 80 tuổi trở lên cảm thấy cô đơn, trong khi tỉ lệ này ở người tuổi từ 60 đến 69 là 30,2%.

Cũng theo báo cáo, người cao tuổi không có bạn đời và người cao tuổi sống một mình dễ cảm thấy cô đơn hơn.

Dang Junwu, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu già hóa Trung Quốc cho biết người cao tuổi sống một mình có xu hướng cảm thấy cô đơn do thiếu liên lạc với các thành viên gia đình.

Mỗi năm bà Chu về thăm cha mẹ già trên 80 tuổi 1 lần vào dịp Tết hay sau Tết. Hai chị em bà đều ở xa nên thường liên lạc với cha mẹ qua điện thoại bằng video.

Bà Cao Diệu Phương - Mẹ bà Chu, Thành phố Thượng Hải, Trung Quốc nói: "Con nó giờ mặt mũi không khác trên điện thoại, nhìn thấy con trực tiếp tôi thấy con tim mình ấm áp lắm".

Nhiều người già Trung Quốc cô đơn tuổi xế chiều. Ảnh: AFP

Nhiều người già Trung Quốc cô đơn tuổi xế chiều. Ảnh: AFP

Khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Dân số và Phát triển Trung Quốc về các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và hạnh phúc gia đình của người cao tuổi cho thấy 2,9% số người được hỏi sống trong viện dưỡng lão, 19,6% sống đơn độc, 41,8% ở với con trai và 45% sống một mình hoặc ở với bạn đời. Hơn nửa số này sử dụng điện thoại thông minh để trò chuyện qua video call. Người cao tuổi tự tìm cách hài lòng với cuộc sống hiện tại.

Luật pháp Trung Quốc quy định người trong gia đình không được bỏ mặc các thành viên cao tuổi và những người sống tách biệt với người thân cao tuổi phải thường xuyên thăm họ. Các chủ sử dụng lao động phải cho nhân viên nghỉ phép về thăm cha mẹ họ.

Các chuyên gia cũng khuyên người cao tuổi nên làm phong phú đời sống sống xã hội của họ bằng cách tham gia các hoạt động tình nguyện, các hoạt động văn hóa và giải trí.

Nguồn: [Link nguồn]

Mẹ già vượt quãng đường 800km để tiếp tế 250kg thực phẩm cho gia đình con trai

Người mẹ không ngại di chuyển quãng đường xa để tiếp tế đồ ăn vì nghĩ gia đình con trai gặp khó khăn khi đi mua thực phẩm và đồ thiết yếu do quy định phòng chống dịch...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bách Hợp (t/h) ([Tên nguồn])
Những chuyện gia đình Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN