Nhân viên có dám đáp trả lại sếp "xấu tính"?
Những người sếp hung hăng là những người hay la mắng, nhạo báng, hay giễu cợt nhân viên của mình.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Ohio State (Mỹ) kết luận rằng, nhân viên thường cảm thấy mình như là nạn nhân khi họ ‘đáp trả’ lại người sếp xấu tính của mình. Vì vậy, họ thường khen ngợi và làm hài lòng ông chủ để giảm gánh nặng về tâm lý. Tuy nhiên, việc cho sếp ‘nếm mùi’ bằng chính cách cư xử của họ không hề ảnh hưởng đến quyền lợi việc làm của nhân viên.
Nhân viên thường khen ngợi và làm hài lòng ông chủ để giảm gánh nặng về tâm lý (Ảnh minh họa)
Người chỉ đạo cuộc nghiên cứu, giáo sư Bennett Tepper nói rằng: “Trước khi nghiên cứu vấn đề này, tôi nghĩ sẽ chẳng có nhân viên nào chống lại sếp của mình. Tuy nhiên đó không phải những gì chúng tôi thu thập được”.
“Điều kiện tốt nhất nơi làm việc đó là không có thái độ thù địch. Nhưng nếu sếp của bạn có thái độ này thì bạn cần đòi lại một số lợi ích của mình đấy. Nhân viên sẽ cảm thấy dễ chịu hơn vì họ không hề muốn ngồi một chỗ và bị đối xử ngược đãi” - Ông cho biết thêm.
Trong nghiên cứu này, nhóm của ông còn muốn tìm hiểu rằng, nếu nhân viên đáp trả lại sếp thì sự nghiệp của người đó có bị ảnh hưởng hay không. Nhưng trong cuộc khảo sát, không nhân viên nào nghĩ hành động của họ ảnh hưởng đến sự nghiệp.
Trong một nghiên cứu khác đăng trên tạp chí Tâm lý nhân sự (Personnel Psychology) định nghĩa, những người sếp hung hăng là những người hay la mắng, nhạo báng, hay giễu cợt nhân viên của mình.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, những nhân viên chịu ảnh hưởng của những người sếp kia sẽ có thái độ khó chịu trong người chứ không la mắng, hay nói lại sếp. Các hành động này bao gồm các việc như giả vờ không nhìn thấy sếp, giả vờ như không nghe thấy sếp nói, hoặc làm việc không nhiệt tình.
Những nhân viên chịu áp lực từ sếp của mình thường giữ mối ‘hận thù’ trong đầu chứ không ‘đáp trả’ lại sếp
Trong nghiên cứu đầu tiên, 169 người hoàn thiện 2 khảo sát định kì 7 tháng. Khảo sát đầu tiên bao gồm 15 điểm nhận biết người sếp có tính hung hăng, và hỏi cách mà nhân viên thường đáp trả là gì.
7 tháng sau, một khảo sát khác hỏi về công việc và cảm giác của nhân viên - những người không ‘đáp trả’ sếp thường có mức độ căng thẳng về tâm lý cao hơn, không thoải mái với công việc và ít tận tâm với người sếp. Tuy nhiên, những người nhân viên này không hề thấy hậu quả của nó.
Một khảo sát tiếp được thực hiện để tìm ra liệu việc ‘đáp trả’ có ảnh hướng đến sự nghiệp của nhân viên không. Kết quả là không hề có tác động tiêu cực.
Giáo sư Tepper nói anh tin rằng một trong những lý do khiến nhân viên cảm thấy thoải mái khi ‘chiến đấu’ lại với sếp vì họ được đồng nghiệp tuyên dương và tôn trọng.