Lập "ranh giới" với mẹ chồng

Mẹ chồng, nàng dâu là bộ phim dài tập và càng rắc rối khi bạn có con. Hãy biết cách kiểm soát mối quan hệ này một cách khôn ngoan.

Hãy biết cách kiểm soát mối quan hệ này một cách khôn ngoan (Ảnh minh hoạ)

Hãy biết cách kiểm soát mối quan hệ này một cách khôn ngoan (Ảnh minh hoạ)

Chuyện mẹ chồng - nàng dâu ngày nay tuy đã có nhiều cải thiện, xong vẫn tốn không ít giấy mực của nhà tâm lý học. Bởi dù muốn hay không, giữa hai người phụ nữ cùng yêu một người đàn ông này tồn tại nhiều khác biệt.

Nếu bạn sống cùng mái nhà với một người mẹ chồng khó tính, hay soi xét thì những tình huống dưới đây có lẽ xảy ra như cơm bữa:

- Mẹ chồng chỉ trích cách ăn mặc của bạn? Chê những món ăn bạn nấu và than phiền về việc nhà cửa bừa bãi dù bạn đã cố gắng lau dọn hằng ngày?

- Kể lể với chồng bạn những việc xảy ra giữa bạn và mẹ chồng với thái độ thiếu tôn trọng và không có tính xây dựng?

- Kiểm soát mọi công việc trong nhà, ngay cả việc nuôi dạy con cái của bạn?

- Sẵn sàng thêm dầu vào lửa khi hai vợ chồng bạn xảy ra mâu thuẫn và đứng hẳn về phía chồng bạn khi tranh luận?

Bạn đã, đang và sẽ làm gì nếu rơi vào tình cảnh đó? Nói thẳng với mẹ chồng những ấm ức trong lòng? Giữ im lặng để lâu dần những khó chịu tạo thành bức tường ngăn cách tình cảm mẹ chồng - nàng dâu? Cả hai cách đó đều bất lợi cho bạn bởi mẹ chồng vẫn là bậc bề trên và bạn phải cư xử có chừng mực. Thay vào đó, hãy biết cách kiểm soát mối quan hệ này một cách khôn ngoan với những góp ý dưới đây của các chuyên gia.

Thể hiện cảm xúc từ sớm

Khi có con, mẹ chồng muốn đến thăm nhà bạn thường xuyên hơn là điều đương nhiên. Tuy nhiên, điều này có thể không lý tưởng cho bạn và bạn sẽ phải nói chuyện với mẹ chồng về cảm xúc của mình.

Sẽ là tốt nhất nếu hai người bắt đầu cuộc trò chuyện, và bạn giải thích cho mẹ chồng lý do tại sao không thể đến thăm mỗi ngày hoặc bất cứ khi nào mẹ muốn.

Bạn cũng có thể cho mẹ chồng mình biết rằng hành vi của bạn có thể hơi hung hăng khi bạn mệt mỏi, vì vậy mong mẹ sẽ không nên đánh giá vì điều đó.

Hãy độc lập, đừng dựa hết vào chồng

Khi trở thành một thành viên mới trong nhà chồng, ban đầu, bạn chỉ bước vào gia đình này với tư cách là vợ của con trai họ và bạn hoàn toàn xa lạ với bố mẹ, anh chị em chồng.

Vì vậy, nhiều bà mẹ chồng sẽ cảm thấy khó chịu khi con dâu làm bất cứ điều gì cũng lôi con trai mình ra để nhờ vả, từ việc dắt xe ra khỏi nhà cho đến lấy lọ gia vị hoặc chở bạn đi đâu đó.

Nếu bắt gặp ánh mắt không hài lòng từ mẹ chồng, bạn đừng nên thách thức họ nhé, làm như thế chính bạn tự dồn mình vào đường khó và làm cho chồng bạn trở nên khó xử.

Hãy làm một người độc lập và tự giải thoát khỏi sự căng thẳng bằng việc bạn đặt ra những giới hạn rõ ràng cho bản thân. Như vậy bạn sẽ dễ thở hơn đấy.

Thay đổi quan điểm của bạn khi cần thiết

Đành rằng bạn vẫn chỉ ở vị trí làm con thôi nhưng mẹ chồng khác hẳn với mẹ đẻ. Đừng nũng nịu hay xử lý mọi việc một cách quá trẻ con. Khăng khăng cho rằng mình đúng là nguyên nhân khiến mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trở nên căng thẳng.

"Nhường nhịn" mẹ chồng một chút và bày tỏ quan điểm của mình khi nào có cơ hội. Dần dần, mẹ chồng sẽ hiểu và thông cảm cho bạn.

Đừng ngại từ chối

Nếu lịch trình giữa hai bên chưa được đặt sẵn, có thể mẹ chồng sẽ gọi cho bạn bất cứ khi nào bà ấy muốn, hỏi bạn xem bà ấy có thể qua được không. Và với nỗ lực làm hài lòng mẹ chồng và để không tạo ấn tượng xấu, bạn nói "có" mặc dù đó là điều cuối cùng bạn muốn làm.

Tuy nhiên, bạn nên biết rằng bạn có thể nói "không" với mẹ, giải thích lý do và có thể hẹn một ngày và giờ khác để đến thăm. Có thể hiểu rằng bà ấy có nhu cầu gặp cháu của mình, nhưng bạn cũng cần được ở một mình và tận hưởng sự bình yên.

Sống chung với mẹ chồng theo nguyên tắc "ba nhiều"

Đó chính là nghe nhiều hơn, hỏi nhiều hơn và nói nhiều hơn. Bà hay càu nhàu cũng đừng ngắt lời bà, đi xa thì thường xuyên gọi điện hỏi thăm. Mỗi khi gặp chuyện lớn nhỏ gì hãy cố gắng trao đổi với bà.

Có thể mẹ chồng không giúp gì được bạn nhưng riêng việc trò chuyện với nhau thường xuyên cũng làm tăng thêm tình cảm giữa hai người rồi.

Nỗ lực làm hài lòng mẹ chồng và để không tạo ấn tượng xấu (Ảnh minh hoạ)

Nỗ lực làm hài lòng mẹ chồng và để không tạo ấn tượng xấu (Ảnh minh hoạ)

Không nên gắt gỏng và nói cộc lốc

Là con cái trong nhà, đương nhiên không có nghĩa là bạn nhất nhất phải vâng lời mẹ chồng hay chấp nhận những yêu cầu có phần thái quá từ bà. Nhưng cũng không phải vì thế mà bạn sẵn sàng "lên gân lên cốt" khi thấy sự việc phi lý và nhớ là hoàn toàn tránh việc cãi láo với mẹ chồng bởi nó chỉ dồn mọi chuyện đến đỉnh điểm của sự căng thẳng không thể cứu vãn.

Nói chuyện mềm mỏng khéo léo kết hợp với nói đúng thời điểm và thái độ điềm đạm, tự tin sẽ làm cho mẹ chồng bạn thấy nể phục hơn là việc đôi co không cần thiết.

Phân công việc nhà cho chồng

Đàn ông không phải lúc nào cũng dành thời gian cho các công việc gia đình khi ở cùng mẹ, nhưng khi có vợ, con họ sẽ dành nhiều thời gian hơn để giúp vợ việc nhà hay chăm con.

Khi chứng kiến sự thay đổi của con trai, nhiều người mẹ sẽ gợi ý việc nào nên làm và việc nào không nên làm. Tuy nhiên, những gì mẹ họ nói có thể hoàn toàn khác với những gì vợ họ nghĩ.

Để tránh xung đột, hai vợ chồng bạn cần thảo luận để biết chính xác những gì cả hai cần phải làm liên quan đến gia đình và con cái. Bằng cách này, việc thiết lập ranh giới chung cho vợ chồng dễ dàng hơn mà không tạo ra bất kỳ hiểu lầm và cảm giác khó chịu nào. Cũng nên nói chuyện thẳng thắn với mẹ chồng.

Nguồn: [Link nguồn]

3 điều giúp nàng dâu hòa hợp với mẹ chồng

Nếu nàng dâu làm được 3 việc này, chắc chắn mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu sẽ hòa hợp, gia đình hạnh phúc.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tường Vy (t/h) ([Tên nguồn])
Phụ nữ và gia đình Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN