Dân công sở thích "buôn chuyện" hơn công việc

Chúng ta nghe được nhiều câu chuyện hẹn hò của đồng nghiệp hơn chuyện công việc.

Dường như không khí chào đón Giáng sinh và năm mới cũng là dịp nhiều người phải đau đầu vò tai khi nghĩ về những lời đám tiếu, soi mói hay chê bai từ những người đồng nghiệp của mình. Bởi lẽ những buổi liên hoan đông đủ sẽ là tiền đề cho mọi lời đàm tiếu được bay ra. Và dường như xu hướng này lan tràn toàn thế giới công sở.

Một nghiên cứu mới nhất đến từ tập đoàn Google thống kê được rằng: hơn 1/3(37%) dân văn phòng cảm thấy đồng nghiệp của mình đã chia sẻ quá nhiều đời sống cá nhân của họ với mình. Đáng chú ý, chúng ta có thể nghe được nhiều câu chuyện cá nhân như chuyện hẹn hò không thành, chuyện chơi đêm, hay bí mật về những tình cảm riêng tư hơn là những câu chuyện về việc làm thế nào để tạo lợi nhuận cho công ty.

Cuộc nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những vị bê bối, scandal của công ty, việc yêu quý hay ghét bỏ các đồng nghiệp khác là những chủ đề luôn nóng hổi và cập nhật hàng ngày trong giới văn phòng. 30% nhân viên đã “tiếp mọi thứ chuyện” đồng nghiệp của mình tại nơi làm việc, 24% đã góp mặt vào những câu chuyện nói xấu đồng nghiệp khác và 20% mổ xẻ về những vụ bê bối trong công ty của họ.

Một cuộc khảo sát tiến hành ở 1000 công ty nước Mỹ cho kết quả: 42% nhân viên đã chia sẻ rất chi tiết và sôi nổi những bí mật của mình với đồng nghiệp khác về một nhân viên hấp dẫn nào đó trong công ty, một buổi hẹn hò thất bại hay một đêm “không ngủ”.

Dân công sở thích "buôn chuyện" hơn công việc - 1

Rất nhiều nhân viên văn phòng cảm thấy thích thú khi chia sẻ những câu chuyện không phù hợp: đời sống riêng tư của mình cũng như bàn tán về sếp tại công sở (Ảnh minh họa)

Rất nhiều người cho rằng họ cảm thấy rất thoải mái và thích được đem những câu chuyện “lạc đề” vào công ty để nói. Gần 35% các nhà quản lý cấp cao và giám đốc của công ty nói rằng, họ đã từng ít nhất một lần là nạn nhân của việc bàn tán giữa các nhân viên. Họ chia sẻ cho nhau những thông tin, những hình ảnh không phù hợp hay một căn bệnh đáng xấu hổ của sếp, thậm chí có nhiều trường hợp còn tiết lộ cả mối quan hệ bất chính với sếp của mình.

Chia sẻ hay bàn tán tại nơi làm việc có thể là một điều tốt đẹp -  miễn là chúng ta có thể cân bằng giữa cá nhân và tính chuyên nghiệp. Với các công cụ cộng tác trực tuyến sẽ giúp các nhân viên có thể chia sẻ thông tin, kinh nghiệm công việc cũng như trau dồi kĩ năng, văn hóa ứng xử.

Tác giả của cuốn sách “Những điều gì dẫn đến sai lầm trong công sở”, ông Blaire Palmer nói rằng: “ Chuỗi ngày để chúng ta có thể tách rời giữa công việc và gia đình đã kết thúc. Đó cũng là một trong những lý do vì sao lại có những ngày làm thêm giờ, đơn giản chỉ để làm bù phần công việc của khoảng thời gian các nhân viên bỏ công việc mà đi “buôn dưa lê”.

 Vì vậy, mọi người cần tự nâng cao ý thức và trách nhiệm của bản thân đối với công ty, đừng tốn quá nhiều thời gian cho những giai thoại náo nhiệt và những tâm sự tình cảm riêng tư. Đồng thời, các cấp lãnh đạo cần phải bố trí thời gian để họp và lắng nghe mọi bức xúc cũng như đóng góp của nhân viên để sớm giải quyết mọi vấn đề ngay từ ban đầu, tránh việc dồn nén.

Xem thêm các bài viết liên quan:

Dân công sở thích "buôn chuyện" hơn công việc - 2

"Phát ớn" với đồng nghiệp ăn mặc hở hang

Dân công sở thích "buôn chuyện" hơn công việc - 3

Bắt gặp vợ "yêu" đồng nghiệp

Dân công sở thích "buôn chuyện" hơn công việc - 4

Trót ngoại tình với đồng nghiệp

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thanh Trà (Theo dailymail) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN