Có nên cho trẻ tiếp xúc với tiền từ sớm?

Sự kiện: Giới trẻ ngày nay

Nhiều gia đình hiện nay không thích dạy trẻ về giá trị đồng tiền nhưng chị Hương lại cho con tiếp xúc với tiền khá sớm.

Mặc dù cho đến nay vẫn nhiều người cho rằng không nên để trẻ tiếp xúc với tiền quá sớm nhưng TS Vũ Thu Hương, Khoa Giáo dục – Tiểu học, trường ĐH Sư phạm lại cho con chơi với tiền từ khi lên 3 tuổi.

Trao đổi với phóng viên, TS Hương thẳng thắn bày tỏ, các cụ xưa và không ít gia đình trẻ hiện nay vẫn không thích dạy trẻ sớm về giá trị đồng tiền nhưng với chị thì cho con tiếp xúc với tiền khá sớm. Bởi theo chị Hương dạy con tiêu tiền là bước đầu tiên trong công cuộc dạy con làm giàu. Và điều đó đã được áp dụng thành công.

Cho con làm quen với tiền từ khi lên 3 tuổi

TS Hương kể, khi con chị vào bậc học mầm non. Chị đã đem tiền đi photo rồi cho con chơi đồ hàng trong nhà bằng những đồng tiền giả ấy. Chị đã dạy con nhận biết tiền to tiền nhỏ không phải bằng cách đọc con số.

“Mình đã nghiên cứu và nhận ra rằng, mọi thứ tiền tệ ở khắp nơi trên thế giới đều tuân theo quy luật:Tờ nào mệnh giá to thì kích thước nó to. Để con quen với việc đó, tờ tiền to mình in to đùng, tờ tiền mệnh giá nhỏ thì mình in nhỏ xíu. Trẻ mầm non rất giỏi về cảm nhận nên không ngại việc nhận biết tiền khi các cháu còn nhỏ. Sau một thời gian chơi bằng tiền photo, con sẽ quen với tiền và các mệnh giá tiền” – chị Hương cười kể lại.

Có nên cho trẻ tiếp xúc với tiền từ sớm? - 1

Chị đã dạy con nhận biết tiền to tiền nhỏ không phải bằng cách đọc con số (Ảnh minh họa)

Tiếp sau đó, vẫn là tờ tiền photo ấy, chị Hương đã  hướng dẫn con làm cái ví bằng giấy.  Chị dặn con hãy giữ tờ tiền phẳng phiu bằng cách cho vào ví giấy. Khi giao dịch với bạn bè lúc chơi đồ hàng, con có chi tiền hay thu tiền thì xong vẫn nên cho vào ví cho đẹp. Và chị nói với con “Tờ tiền đẹp sẽ thể hiện con là em bé biết giữ gìn". Vì thế, con rất thích ví, có lần bé còn đem bút mầu ra vẽ loăng quăng lên ví cho đẹp”.

Để con đi mua hàng, toàn quyền xử lý tiền có được

Khi  con 2 tuổi,  chị đã đưa tiền cho con đi mua hàng. Đơn giản chỉ là gói muối, gói hạt tiêu. Cửa hàng là bác hàng xén cạnh nhà. Buổi đầu con tự đi, mẹ đi đằng sau. Buổi sau mẹ sẽ đứng nhìn từ xa. Vài lần như vậy, mẹ sẽ kiên nhẫn ngồi đợi con ở nhà.

“Vào bậc tiểu học, con cần được làm quen nhiều hơn nên việc bị sai đi mua hàng ở hàng xóm sẽ nhiều hơn nhiều. Con cũng được phép vào siêu thị cùng bố mẹ với 1 khoản tiền nhỏ muốn mua gì thì mua. Lúc đó cha mẹ chỉ tư vấn và hoàn toàn tôn trọng những quyết định của con” – chị Hương kể lại.

Khi con lên lớp 5, chị Hương bắt đầu dạy con lập kế hoạch chi tiêu cho 1 khoản tiền lớn hơn. Bài toán là: Con có 1 khoản tiền dành cho 1 công việc nào đó của con (chuẩn bị đồ dùng học tập). Khoản tiền đó bố mẹ vẫn giữ nhưng con biết là sẽ có. Con lập kế hoạch mua sắm sao cho đủ tiền mà chất lượng cũng như giá cả hợp lý. Chị Hương từng bước hướng dẫn con lập bảng bằng giấy và tự tính toán sao cho phù hợp. Con đã học đến lớp 5 thì mọi tính toán là đều làm được rồi.

“Để con tính toán và xử lý số tiền phù hợp nhất, mình đã đưa con đến các siêu thị, cửa hàng để con khảo giá. Sau khi khảo xong, con tự tính toán và quyết định mua gì ở đâu.

Số tiền mình đưa ra thường ít hơn số cần thiết 1 chút để con phải đau đầu tính toán. (Đưa nhiều không có giá trị dạy con tiết kiệm). Sau khi con đã có bảng chi tiêu rõ ràng, mình giao tiền cho con và cùng con đi mua. Sau lần đó, con tiết kiệm hẳn và rất nhận thức được việc phải giữ gìn đồng tiền thế nào” – chị Hương chia sẻ.  

Sau khi con đã thành thạo với những thao tác trên, chị Hương bắt đầu giao tiền cho con giữ. Thay vì cho con tiền tiêu hàng ngày như các bậc phụ huynh vẫn làm chị Hương cho con hẳn 1 khoản to để tiêu trong 1 tuần hoặc 1 tháng.

Chị Hương bảo: Trước khi đưa cho con mình nói rõ: nếu con làm mất hay tiêu lẹm vào thì con sẽ phải nhịn ăn sáng hoặc ăn ít đi. Sau khi đưa cho con, mình bắt đầu giám sát thật chặt, nếu  phát hiện ra con nhịn ăn sáng mình sẽ phạt rất nặng.

Vậy là theo lời chị Hương cô bé dù chỉ mới học cấp 2 nhưng đã biết “ chống”  lại tình trạng đau khổ đó bằng cách mua gạo về nhờ bà thổi xôi sáng. Ngoài ra, con rất giữ gìn những phần thưởng hàng năm con nhận được vì đó là những đồ dùng học tập cần thiết. Con giữ lại được thì sẽ đỡ phải mua. Dần dần, cháu thực sự ý thức giá trị đồng tiền và biết cân nhắc thứ tự ưu tiên cho việc mua sắm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngô Châu Anh (Infonet)
Giới trẻ ngày nay Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN