Chiếc đồng hồ mất cắp và bài học làm người nhân ngày 20/11

Trong mỗi con người, ai cũng từng trải qua những năm tháng đi học và có những bài học làm người đôi khi chúng ta mang theo suốt cuộc đời cùng với lòng biết ơn vô hạn với những người thày, người cô của mình. Dưới đây là một câu chuyện như thế!

Một trong những tiêu chí thiết thực nhất cho bài học giáo dục công dân, dạy làm người, giúp các em lớn lên, trưởng thành là những công dân tốt, có ích cho gia đình và xã hội.

Một trong những tiêu chí thiết thực nhất cho bài học giáo dục công dân, dạy làm người, giúp các em lớn lên, trưởng thành là những công dân tốt, có ích cho gia đình và xã hội.

Mới đây dư luận dậy sóng về phát biểu của một giáo viên tại Hà Nội về những người mẹ đơn thân không nên vào Ban phụ huynh của nhà trường. Phát biểu được phát ngôn ngay trước thềm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 càng khiến nhiều người buồn về đạo đức của một bộ phận giáo viên hiện nay.

Tuy nhiên, cũng nhân câu chuyện này dư luận xã hội và đặc biệt là cộng đồng mạng cũng chia sẻ vô vàn câu chuyện khác về những nghĩa cử cao đẹp của những người thày người cô mà trong mắt họ. Những thày cô đúng chuẩn là những người "mẹ hiền" hay những "người cha" đáng kính nghiêm khắc ở trường.

Theo các bậc phụ huynh, câu chuyện cô giáo phát ngôn "vô trách nhiệm" về các mẹ đơn thân cũng chỉ là những con sâu làm rầu nồi canh. Và trong số các câu chuyện cảm động về các thày, các cô được họ chia sẻ những ngày này, câu chuyện về chiếc đồng hồ bị mất cắp và bài học làm người dưới đây khiến nhiều người xúc động.

Chúng tôi xin đăng lại câu chuyện này như một bó hoa tươi thắm gửi tới các thày giáo, các cô giáo - những người đưa đò - nhân Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 như một lời tri ân và sự biết ơn!

----*****----

Một thanh niên nhìn thấy người thầy thời tiểu học của mình tại một đám cưới. Anh ta đến chào người thầy với tất cả sự kính trọng:

-Thầy có nhớ em không ạ?

Thầy giáo nói:

- Thầy không nhớ lắm, hãy nói về em xem nào.

Người học trò nói: Em đã học lớp 3 của thầy hồi đó, em đã ăn cắp chiếc đồng hồ của một bạn trong lớp. Em chắc là thầy nhớ chuyện đó mà.

Nghề giáo cần rất nhiều tình thương yêu, lòng nhiệt huyết, đam mê, và cả sự cống hiến cho sự nghiệp giáo dục con người. 

Nghề giáo cần rất nhiều tình thương yêu, lòng nhiệt huyết, đam mê, và cả sự cống hiến cho sự nghiệp giáo dục con người. 

Một bạn trong lớp có một chiếc đồng hồ rất đẹp, vì vậy em đã ăn trộm nó. Bạn ấy khóc và méc với thầy có người lấy cắp đồng hồ của bạn. Thầy bảo cả lớp đứng cho thầy soát túi. Em nhận ra rằng, hành động của mình trước sau sẽ bị phơi bày ra trước mặt tất cả các bạn. Em sẽ bị gọi là thằng ăn cắp, một kẻ nói dối và hạnh kiểm của em sẽ bị hoen ố mãi mãi.

Thầy đã bắt chúng em đứng quay mặt vào tường và nhắm mắt lại. Thầy soát từng chiếc túi, và khi lấy chiếc đồng hồ từ túi của em, thầy tiếp tục soát đến túi của bạn cuối cùng. Xong xuôi, thầy kêu chúng em mở mắt ra và thầy ngồi xuống ghế. Giây phút đó em thật sự lo sợ là thầy sẽ bêu tên em ra trước các bạn.

Thầy giơ cái đồng hồ cho cả lớp thấy và đưa trả lại cho bạn ấy. Thầy đã không nêu tên người ăn cắp chiếc đồng hồ. Thầy không nói với em một lời nào và cũng không bao giờ đề cập chuyện đó với bất cứ ai. Suốt những năm tiểu học, không một giáo viên hay học sinh nào nói với em về chuyện ăn cắp đồng hồ.

Em nghĩ Thầy đã cứu vớt cho danh dự của em ngày đó. Thầy không nhớ em sao? Sao thầy lại không nhớ em được, thưa thầy? Em chắc là thầy phải nhớ câu chuyện em đã ăn cắp cái đồng hồ và thầy không muốn làm em xấu hổ. Đó là một câu chuyện không thể nào quên.

Đừng để chữ "tâm" của người thầy ngày càng mai một, vơi đi.

Đừng để chữ "tâm" của người thầy ngày càng mai một, vơi đi.

Người thầy đáp: -Thầy không thể nào nhớ được ai đã lấy cắp cái đồng hồ ngày đó, bởi vì khi thầy soát túi các em, thầy cũng... nhắm mắt!

Thầy nghĩ rằng việc lấy chiếc đồng hồ đó là một hành động nhất thời bồng bột của các em. Thầy không muốn hành vi đó lưu lại trong trí nhớ của các em như một vết nhơ mà muốn đó như là một bài học để rút kinh nghiệm. Cho nên tốt nhất thầy không nên biết người đó là ai và cũng không nên nhắc lại việc đó vì thầy tin rằng, em nào đã lấy sẽ tự biết sửa đổi để trở thành người tốt hơn.

----*****----

Thực tế, câu chuyện này cũng có khá nhiều dị bản nhưng ý nghĩa của câu chuyện thì vẹn nguyên và đầy tính nhân văn. Nhiều người đọc xong câu chuyện đều đồng ý quan điểm, giáo dục là làm cho con người biết hướng thiện, giáo dục không phải là sự trừng phạt!

Chiếc đồng hồ mất cắp và bài học làm người nhân ngày 20/11 này đã đúc kết lại bằng một bài học nhân văn: "Những người thày, người cô - người dẫn dắt các thế hệ học trò - phải biết vun xới, chứ không phải là "triệt hạ" học trò!

Nguồn: [Link nguồn]

Câu chuyện buồn của nữ sinh Bách khoa đưa con 3 tuổi đi nhận bằng tốt nghiệp

Trà My ôm bụng bầu lên giảng đường cho đến ngày đi đẻ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nam Phương ([Tên nguồn])
Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN