Bố 47 tuổi, con trai 18 tuổi cùng thi và đỗ đại học

Sự kiện: Giới trẻ 2024
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

TRUNG QUỐC - Câu chuyện của ông bố Lưu Kiến Ba và con trai Lưu Ngạo Hàn đã thu hút sự chú ý trên mạng xã hội quốc gia tỷ dân. Thấy con nghiện game, chểnh mảng việc học, ông Lưu đã quyết tâm cùng học, cùng thi và cùng đỗ với con.

Trong mùa tuyển sinh đại học 2024, hai cha con ở tỉnh Thanh Hải (phía Tây Bắc Trung Quốc) đã thu hút sự chú ý của dư luận vì họ không chỉ cùng nhau tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học mà còn đều nhận giấy báo trúng tuyển.

Câu chuyện 2 cha con Lưu Kiến Ba và Lưu Ngạo Hàn cùng thi và đỗ đại học đã truyền cảm hứng cho nhiều người tại quốc gia tỷ dân.

Câu chuyện 2 cha con Lưu Kiến Ba và Lưu Ngạo Hàn cùng thi và đỗ đại học đã truyền cảm hứng cho nhiều người tại quốc gia tỷ dân.

Ông bố 47 tuổi Lưu Kiến Ba đạt 454 điểm và được nhận vào Đại học Sư phạm Quảng Tây. Đây là giấc mơ ông đã ngóng đợi suốt nhiều năm. 

Con trai Lưu Ngạo Hàn đạt 625 điểm, được nhận vào Chương trình Lãnh đạo Hàng không Vũ trụ Tương lai tại Đại học Hàng không và Du hành vũ trụ Bắc Kinh (gọi tắt là Đại học Bắc Hàng).

"Con trai tôi thi đạt thành tích tốt, tôi rất tự hào. Tôi thi không tốt lắm, kỳ vọng của tôi là hơn 500 điểm", ông Lưu chia sẻ.

Giấc mơ đại học nảy mầm

Động và tĩnh, nóng và lạnh, sự tương phản trong tính cách của hai cha con họ Lưu rất rõ nét. Lưu Kiến Ba mặc trang phục thể thao, tràn đầy năng lượng và nở nụ cười khi nói chuyện trong khi con trai Ngại Hàn có chút dè dặt, thỉnh thoảng cười mỉm khi nghe cha kể lại cuộc đời cùng những điều thú vị trong quá trình chuẩn bị thi của hai người.

Sinh năm 1977, người bố Lưu Kiến Ba học tại huyện Đồng Nhân, Châu tự trị Hoàng Nam (Thanh Hải, Trung Quốc). Năm 1993, trong kỳ thi tuyển sinh trung học, ông đạt 530 điểm, đứng nhất tại Hoàng Nam và thứ 49 toàn tỉnh Thanh Hải. Tuy nhiên, nhiều học sinh giỏi khi đó bỏ học cấp 3 để có công việc ổn định và ông cũng theo học trường trung cấp kỹ thuật.

Sau khi tốt nghiệp ngành khoa học máy tính tại Trường Kỹ thuật Đường sắt Thiên Tân, ông được phân công làm việc tại Chi nhánh Đường sắt Tây Ninh. Trong thời gian này, ông Lưu tự học và lấy bằng vừa học vừa làm của Đại học Bưu chính Viễn thông Bắc Kinh. Sau đó, ông lập gia đình, sinh ra Lưu Ngạo Hàn và cuộc sống dần ổn định.

Sự thay đổi xảy ra khi con trai Ngạo Hàn học năm thứ hai trung học cơ sở. Thấy con học kém và nghiện game, ông Lưu quyết định học cùng con để tạo động lực. 

Thấy con trai nghiện game, chểnh mảng học tập, Lưu Kiến Ba đã quyết tâm cùng học, cùng thi đại học với con.

Thấy con trai nghiện game, chểnh mảng học tập, Lưu Kiến Ba đã quyết tâm cùng học, cùng thi đại học với con.

Ông và vợ thống nhất không xem ti vi hay chơi điện thoại để làm gương. Cả hai cha con bắt đầu học cùng nhau, tham gia các lớp trực tuyến và trao đổi kiến thức sau giờ học, giờ làm. Kết quả là thành tích của Lưu Ngạo Hàn cải thiện đáng kể và đậu vào trường trung học trọng điểm Hoàng Xuyên.

Khi con trai học năm thứ hai trung học phổ thông, ông Lưu quyết định tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học, cùng con trai ôn luyện để thực hiện giấc mơ học đại học chính quy của mình.

"Tôi giỏi môn xã hội hơn khoa học và con trai tôi ngược lại. Nếu tôi 18 tuổi một lần nữa và thi tuyển đại học với con trai, kết quả của tôi có lẽ sẽ cao tương tự con vậy”, ông Lưu hóm hỉnh chia sẻ.

Trong tất cả các môn học, ông Lưu giỏi tiếng Trung và gặp khó khăn nhất với môn Toán trong khi con trai ngược lại. Vì vậy, hai cha con thường xuyên giúp đỡ nhau môn Toán và thỉnh thoảng cậu con trai lại được cha yêu cầu làm bài kiểm tra văn học Trung.

Tuy nhiên, hai cha con vẫn học theo cách riêng ở hầu hết các môn học. Ban ngày, Lưu Kiến Ba đi làm bình thường và chỉ dùng giờ nghỉ trưa để ôn tập. Sau khi tan sở, ông đọc sách và ôn luyện cùng con trai, thường là từ 18h đến đêm khuya.

Trong giai đoạn nước rút một tháng trước kỳ thi Cao khảo, con trai đi ngủ trước nhưng ông Lưu thường thức đến khoảng 3h.

Không áp đặt con viết tiếp giấc mơ lỡ dở 

Trong suốt quá trình đó, người vợ - người mẹ là Trương Tô Cách đảm nhận nhiều công việc nhà hơn và luôn hỗ trợ hết mình cho hai cha con theo đuổi ước mơ.

Sau khi nhận được giấy báo nhập học của chồng và con trai, bà tự hào chia sẻ với báo chí: "Mọi người thường khen tôi là một người phụ nữ chăm chỉ, nhưng điều tôi tự hào nhất chính là có một người chồng ham học hỏi và một cậu con trai hiếu học".

Theo quan điểm của vợ chồng ông Lưu, cha mẹ nên làm gương thay vì áp đặt những hối tiếc hay ước mơ lỡ dở của mình lên con cái. Ông Lưu học trung cấp kỹ thuật, để lại sự tiếc nuối học đại học chính quy nhưng ông chưa bao giờ yêu cầu con trai thực hiện ước mơ cho mình. 

Gia đình ông Lưu chụp ảnh tại điểm chào đón của Đại học Bắc Hàng.

Gia đình ông Lưu chụp ảnh tại điểm chào đón của Đại học Bắc Hàng.

"Một số phụ huynh yêu cầu con cái phải đứng trong top 3 của lớp, nhưng bản thân họ lại chỉ nằm dài trên ghế sofa xem video và lướt điện thoại, có lẽ vì họ đã ở tuổi bốn mươi, năm mươi. Nhưng tôi tin rằng, ở bất kỳ độ tuổi nào, cha mẹ cũng nên làm gương cho con cái. Chỉ khi cha mẹ tự làm được điều đó mới có thể yêu cầu con mình thực hiện”. 

"Tôi học từng chút một. Khi đó, chúng tôi thuê một căn nhà gần trường của con trai và mỗi ngày tôi phải mất cả tiếng đồng hồ đi xe buýt đến cơ quan. Trong suốt quãng đường đó, tôi tranh thủ ghi nhớ các từ vựng. Tôi đã kiên trì như vậy suốt hơn 3 năm", ông lưu chia sẻ.

“Điểm lớn nhất em học được từ cha là đức tính không ngừng học tập và làm việc chăm chỉ”, Lưu Ngạo Hàn nói. 

Nói về dự định sắp tới, ông Lưu cho biết, từ lâu muốn theo học ngành ngôn ngữ và văn học Trung Quốc. Tuy nhiên, Đại học Sư phạm Quảng Tây yêu cầu học toàn thời gian mà ông lại không muốn bỏ công việc hiện tại, nên ông đã chọn ngành quản trị kinh doanh.

Tuy vậy, vì nhà trường không chấp nhận việc tích lũy tín chỉ trong các kỳ nghỉ đông và hè nên ông đành từ bỏ ước mơ học đại học chính quy. 

Dù tiếc nuối, Lưu Kiến Ba không hối hận vì lựa chọn của mình. Ông chia sẻ rằng khi con trai hoàn thành chương trình học và tốt nghiệp, cũng là lúc ông nghỉ hưu, ông sẽ thi đại học lại để thực hiện ước mơ văn học Trung Quốc còn dang dở. 

Khi đó, ở tuổi 55, ông Lưu không ngại ngần quay trở lại giảng đường. “Tôi không cảm thấy mình già. Tôi không cảm thấy xấu hổ khi thi cùng những thí sinh trẻ tuổi. Bản thân tôi lại lấy cảm hứng từ những người lớn tuổi hơn mình vẫn tiếp tục học tập. Tôi rất tự tin theo đuổi ước mơ của mình”.

Nguồn: [Link nguồn]

5 người con trai được bố mẹ đặt cho những cái tên đặc biệt mang ý nghĩa tỏa sáng, hào quang, khỏe mạnh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Linh ([Tên nguồn])
Giới trẻ 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN