Sát nhân và 100 người phụ nữ (Kỳ 2)

Rodney Alcala có sở thích chụp ảnh các nạn nhân hắn đã từng hãm hiếp và giết hại.

James Alcala sinh năm 1943 tại San Antonio, Texas, Hoa Kỳ. Năm 12 tuổi, hắn và mẹ cùng các em chuyển tới sống ở khu ngoại ô Los Angeles. Người cha đã qua đời.

Alcala gia nhập quân đội khi 17 tuổi và được làm một chân thư ký. Tuy nhiên, Alcala chỉ làm được một vài năm. Năm 1964, hắn gặp một rối loạn nhỏ về thần kinh. Bác sỹ quân đội nói rằng Alcala bị chứng tẩy chay xã hội, khó hòa nhập với môi trường xung quanh. Bị buộc thôi việc, Alcala trở lại Los Angeles và theo học đại học, lấy bằng cử nhân năm 1968.

Cũng trong năm này, Alcala đã bắt cóc, cưỡng hiếp và gần như giết chết một bé gái 8 tuổi.

“Tali S.”, cái tên mà báo chí đặt cho nạn nhân, đang trên đường tới trường ở Hollywood thì một người đi đường nhìn thấy Rodney Alcala bắt cô bé vào ô tô của mình ở đường Sunset Boulevard. Những nhân chứng đã theo sau Alcala tới căn hộ của hắn ở đại lộ De Longpre và gọi cảnh sát. Khi cảnh sát tới hiện trường, Alcala đã đánh vào đầu bé gái bằng một chiếc ống kim loại và cưỡng hiếp bé. Khi cảnh sát ập vào, “yêu râu xanh” bỏ trốn, để lại bé gái gần như đã chết, xung quanh là những thiết bị chụp ảnh.

Sát nhân và 100 người phụ nữ (Kỳ 2) - 1

Một người phụ nữ được coi là nạn nhân của Alcala

Một thám tử đồn cảnh sát Los Angeles là Steve Hodel được giao nhiệm vụ điều tra. Điều ngạc nhiên là những giáo sư tại trường đại học của Alcala nói rằng có lẽ cảnh sát đang đi nhầm hướng bởi họ không thể tưởng tượng được rằng một sinh viên nghệ thuật ăn nói nhẹ nhàng, tính cách lãng mạng lại có thể gây ra tội ác như thế.

Alcala bay từ Los Angeles tới New York để trốn nã.

Dưới cái tên giả John Berger, Alcala sống cuộc đời phóng đãng khi theo một khóa học tại đại học New York. Sau này, theo nhận định của cảnh sát nơi đây, Alcala đã tìm lại bé Taili S. và hãm hiếp cô bé. Lần này bé không còn được may mắn và đã thiệt mạng.

Ngày 12/6/1971, cô gái tên Cornelia “Michael” Crilley đã bị hãm hiếp và bóp cổ tới chết trong căn hộ riêng tại 427 đường E.83. Nạn nhân 23 tuổi này là một nữ tiếp viên hàng không xinh đẹp.

Sát nhân và 100 người phụ nữ (Kỳ 2) - 2

Một người phụ nữ được coi là nạn nhân của Alcala

Vụ án xảy ra, cảnh sát New York nhận định nghi phạm chính là bạn trai Crilley tên Leon Borstein. Tuy nhiên, cảnh sát đã không điều tra được danh tính hung thủ. Mãi sau này khi Alcala bị bắt, cảnh sát tin rằng hắn đã gây ra điều này vì những chứng cứ, manh mối tại hiện trường rất giống với các vụ án mạng khác mà Alcala gây ra.

Giết người kinh khủng chỉ sau… Hitler

Alcala gây ra nhiều vụ án hiếp, giết khác nhưng mãi tới 30 năm sau mới bị bắt và kết án. Sau khi kẻ sát nhân bị xét xử, cảnh sát Hoa Kỳ công bố khoảng 100 bức ảnh phụ nữ do Alcala chụp. Các bức ảnh được phát hiện giấu trong một cái tủ ở Seattle, Washington, nơi Alcala giữ các món đồ của y trước khi bị bắt. Mặc dù nhiều phụ nữ trong hơn 100 bức ảnh chỉ tạo dáng bình thường, ở công viên hoặc trên bãi biển, vài người đã cởi đồ trước ống kính của y. Cảnh sát tin rằng Alcala đã giữ những tấm ảnh như một món đồ kỷ niệm bệnh hoạn về các nạn nhân của y.

Sát nhân và 100 người phụ nữ (Kỳ 2) - 3

Hai trong số các bức ảnh đã được Alcala chụp sau khi nạn nhân bị sát hại. Công tố viên Matt Murphy giải thích về nguyên nhân công bố các bức ảnh: “Chúng tôi muốn tìm thấy những người phụ nữ có mặt trong các bức ảnh đó. Chúng tôi muốn biết liệu họ chỉ tạo dáng cho một kẻ giết người hàng loạt chụp ảnh hay đã trở thành nạn nhân của những trò giết người tàn bạo mà y thực hiện. Alcala thích thú với việc gây nỗi đau cho người khác. Y là con quỷ dữ, kẻ biết rõ bản thân đang làm điều sai trái nhưng không hề quan tâm”. Thanh tra Claiff Shepard có cùng quan điểm: “Hắn ta đứng ở một vị trí ngay dưới trùm phát xít Hitler và trên gã sát nhân hàng loạt Ted Bundy. Những gì y gây ra với các nạn nhân là hành động tra tấn”. Cơ quan điều tra cho biết Alcala thường đưa nạn nhân vào tầm ngắm bằng cách đề nghị chụp hình họ. Tiếp đó y sẽ khống chế, cưỡng hiếp nạn nhân. Thú vui của Alcala là siết cổ nạn nhân cho tới khi ngất đi rồi làm họ tỉnh lại và cuối cùng ra tay sát hại.

Trước đây, kẻ giết người tàn bạo nhất nước Mỹ vẫn thường được cho là Henry Lee Lucas. Mặc dù bị kết tội sát hại 4 người vào cuối những năm 1970, cảnh sát tin rằng y có thể đứng đằng sau hơn 200 cái chết. Khi bị tống giam, Lucas thừa nhận đã gây ra 600 cái chết, dù sau này y thay đổi lời khai, nói rằng mình phóng đại “thành tích” để được nổi tiếng. Ted Bundy thì bị buộc tội đã cưỡng hiếp và sát hại 35 phụ nữ trong khoảng thời gian từ năm 1973 đến 1978, dù cảnh sát cho biết số nạn nhân có thể nhiều hơn. Y bị tử hình bằng ghế điện vào năm 1989 vì vụ giết người cuối cùng xảy ra ở bang Florida.

Mời các bạn đón đọc Sát nhân và 100 người phụ nữ (Kỳ 3) vào SÁNG SỚM ngày 7/8/2013 để theo dõi những án mạng và nạn nhân bị sát hại bởi kẻ sát nhân thông mình Rodney Alcala.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Mai Tân (Dailymail/Trutv/CBS ([Tên nguồn])
Sát nhân và 100 người phụ nữ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN